Mô tả vắn tắt ND và khối lượng học phần (CNTY)

9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học phần.
9.1 Kiến thức giáo dục đại cương
9.1.1 Các môn Lý luận chính trị
1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 5 tín chỉ
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 tín chỉ
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam3 tín chỉ
Nội dung các học phần thuộc 10 tín chỉ này tuân theo quy định và giáo trình chung của Bộ GD&ĐT cho tất cả các trường đại học.
9.1.2 Toán, tin học, khoa học tự nhiên, sinh thái và môi trường
4. Toán cao cấp B 2 tín chỉ
Hàm số – Giới hạn hàm số. Đạo hàm và vi phân. Tích phân không xác định. Tích phân xác định. Lý thuyết chuỗi.Ma trận – định thức. Hệ phương trình tuyến tính. Hàm nhiều biến.Phương trình vi phân
5. Xác suất thống kê. 2 tín chỉ
Các khái niệm cơ bản về xác suất. Biến ngẫu nhiên và phân phối xác suất. Lý thuyết mẫu. Ước lượng tham số. Kiểm định giả thuyết thống kê. Tương quan hồi quy.
Các học phần tiên quyết: Toán cao cấp B
6. Tin học.2 tín chỉ
Giới thiệu những kiến thức cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo và cách sử dụng máy tính. Xử lý văn bản, quản lý dữ liệu. Giới thiệu về internet và cách truy cập.
7. Vật lý.2 tín chỉ
Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Động học chất điểm. Động lực học chất điểm. Công và năng lượng. Sóng cơ. Cơ học chất lỏng. Nhiệt động lực học. Trường tĩnh điện. Từ trường và cảm ứng điện từ. Trường điện từ và sóng điện từ. Quang học sóng.
8. Hóa học. 3 tín chỉ
Một số khái niệm và định luật cơ bản của hoá học. Cấu tạo nguyên tử và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Liên kết hóa học và cấu tạo phân tử. Nhiệt động học hoá học. Động hóa học và cân bằng hóa học. Dung dịch. Dung dịch keo. Điện hóa học.
Hóa vô cơ: Các kim loại s và các hợp chất quan trọng. Các kim loại p, d và các hợp chất quan trọng. Các nguyên tố phi kim.
Hóa hữu cơ: Một số khái niệm cơ bản. Hydrocarbon. Dẫn xuất Halogen. Alcl-Phenol-Thioalcol. Aldehyd-Ceton . Acid carboxylic và dẫn xuất lipid. Amin-Aminoacid-Protein. Một số hợp chất thiên nhiên.
9. Hóa phân tích. 2 tín chỉ
Đại cương về hóa học phân tích. Lấy và xử lý mẫu phân tích. Phân tích định tính bằng phương pháp hóa học. Phân tích trọng lượng. Phân tích thể tích. Phản ứng trao đổi proton – Phương pháp chuẩn độ axít – bazơ . Phức chất trong dung dịch – Phương pháp chuẩn độ tạo phức. Phản ứng kết tủa – Phương pháp chuẩn độ kết tủa. Phản ứng ôxy hoá khử – Phương pháp chuẩn độ ôxy hóa – khử. Phân tích công cụ.
Các học phần tiên quyết: Hóa học
10.Sinh học đại cương. 3 tín chỉ
Sinh học – khoa học về sự sống. Sơ lược lịch sử phát triển. Các ứng dụng thực tiễn. Tế bào học: Cơ sở hóa học của sự sống. Đại cương về tế bào. Màng sinh chất. Tế bào chất và các bào quan. Nhân tế bào. Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Hô hấp tế bào. Quang hợp. Cơ sở phân tử của di truyền. Nhiễm sắc thể và sự phân bào. Các quy luật di truyền. Học thuyết tiên hóa của Darwin. Quần thể là đơn vị tiến hóa. Loài và quá trình hình thành loài. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất. Sự đa dạng sinh học.
11. Động vật học. 3 tín chỉ
Đối tượng và nhiệm vụ của động vật học. Sự đa dạng của động vật. Sự phân bố của động vật ở lục địa và biển. Lược sử phát triển động vật qua các kỳ địa chất. Hệ thống học động vật hiện nay. Phân giới Động vật nguyên sinh (Protozoa). Ngành Trung động vật (Mesozoa) và Động vật cận đa bào (Parazoa). Ngành Ruột khoang (Coelenterata) – Động vật có tế bào gai (Cnadaria). Ngành Sứa lược (Ctenophora). Ngành Giun dẹp (Platyhelminthes). Ngành Giun vòi (Nemertini). Các ngành động vật có xoang giả (Pseudocoelomata). Động vật có thể xoang chính thức (Eucoelomata). Ngành Thân mềm (Mollusca). Ngành Giun đốt (Annelida). Ngành Chân khớp (Arthropoda). Đại cương về các ngành Có móc (Onychophora), Echurida, Sá sùng (Spinculida), Điêm (Tardigrada), Hình lưỡi (Liguatula) và Mang râu (Pogonophora). Các ngành Động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia). Ngành Nửa dây sống (Hemichordata). Ngành Có dây sống (Chordata). Động vật Có dây sống thấp. Ngành phụ Có sọ (Craniota) hay Có xương sống (Vertebrata). Tổng lớp cá (Pices). Lớp Lưỡng cư (Amphibia). Lớp bò sát (Reptilia). Lớp chim (Aves). Lớp thú (Mammalia). Các bước phát triển và tiến hoá cơ bản ở động vật.
Các học phần tiên quyết: Sinh học đại cương
12. Vi sinh vật đại cương 2 tín chỉ
Vi sinh vật học đại cương mô tả những quy luật chung nhất của vi khuẩn, virut, nấm về các lĩnh vực hình thái, cấu tạo, sinh lý, di truyền và sinh thái nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng những vi sinh vật có lợi cũng như phòng chống những tác động có hại của chúng.
Các học phần tiên quyết: Sinh học đại cương
13. Sinh thái và môi trường. 2 tín chỉ
Sinh thái học Cá thể. Sinh thái học Quần thể. Sinh thái học Quần xã. Sinh thái học Hệ sinh thái. Sinh thái học với phát triển Nông nghiệp. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Tài nguyên và môi trường không khí.
14. Phương pháp tiếp cận khoa học.2 tín chỉ
Kiến thức khoa học và các nguồn kiến thức. Cách tiếp cận (khai thác) kiến thức về sinh học. Khái niệm và chứng minh giả thuyết. Các bước tiến hành nghiên cứu. Kỹ năng truyền đạt thông tin và trình bày seminar.
9.1.3 Khoa học xã hội và nhân văn
Bắt buộc.
15. Nhà nước và pháp luật. 2 tín chỉ
Những vấn đề cơ bản về nhà nước. Nguồn gốc và bản chất của pháp luật. Luật hiến pháp và Luật hành chính. Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự. Luật dân sự và Luật hôn nhân gia đình. Luật thương mại và Luật lao động. Luật đất đai và Luật môi trường. Luật tố tụng dân sự. Luật tài chính và Luật ngân hàng. Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế
16. Xã hội học đại cương. 2 tín chỉ
Đối tượng và chức năng, nhiệm vụ của xã hội học. Sự ra đời và phát triển của xã hội học. Cơ cấu của xã hội học. Một số khái niệm của xã hội học. Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học. Một số phương pháp nghiên cứu của xã hội học. Cá nhân và xã hội. Quá trình xã hội hóa. Cơ cấu xã hội. Sự phát triển của xã hội.
Tự chọn
17. Tâm lý học.2 tín chỉ
Đối tượng của tâm lý học. Bản chất của hiện tượng tâm lý. Phương pháp nghiên cứu tâm lý. Sự hình thành và phát triển của ý thức. Hoạt động, giao tiếp, nhân cách. Chú ý. Trí nhớ. Ý chí và hành động kỹ xảo, thói quen. Hoạt động nhận thức. Những thuộc tính của nhân cách.
18. Dân số và phát triển. 2 tín chỉ
Những kiến thức cơ bản về quy mô dân số. Cơ cấu dân số. Sự phân bố dân cư. Động lực dân số bao gồm các vấn đề sinh tử, xuất cư và nhập cư. Gia tăng dân số. Dự báo dân số và các vấn đề giữa gia tăng dân số và phát triển.
9.1.4 Ngoại ngữ
19. Ngoại ngữ không chuyên 13 tín chỉ
Giáo trình sử dụng là BASIC ENGLISH I, nội dung của học phần tiếng Anh cơ bản 1 được thiết kế như sau:
Học kỳ 1 (năm 1): Từ Unit 1 đến Unit 9 ( Có lồng ghép một số từ vựng và câu đơn giản liên quan đến chuyên ngành Nông Lâm)
20. Ngoại ngữ không chuyên 2 2 tín chỉ
Giáo trình sử dụng là BASIC ENGLISH nội dung của học phần “Tíếng Anh cơ bản 2” có lồng ghép “Tiếng Anh chuyên ngành” như sau:
Học kỳ II (năm 1): Unit 10 – Unit 18 (lồng ngép một số bài ngắn về chuyên ngành. 21. Ngoại ngữ không chuyên 3. 2 tín chỉ
Giáo trình sử dụng là BASIC ENGLISH I (Unit 19 – Unit 30), nội dung của học phần “Tiếng Anh cơ bản” có lồng ghép “Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật nông lâm” như sau:
Học kỳ III (năm 2): Unit 19 – Unit 30 (lồng ghép một số bài đọc ngắn về chuyên ngành có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng nâng cao.
22. Ngoại ngữ chuyên ngành. 2 tín chỉ
Giúp sinh viên làm quen với văn phong tiếng Anh khoa học kỹ thuật; rèn luyện kỹ năng đọc hiểu các văn bản khoa học; cung cấp cho sinh viên các miền từ, thuật ngữ về chuyên ngành. Luyện thực hành hội thoại, viết và dịch một số cấu trúc ngữ pháp thường gặp.
9.1.5 Giáo dục thể chất.
Nội dung tuân theo quy định của Bộ GD&ĐT cho tất cả các trường đại học
9.1.6 Giáo dục quốc phòng
Nội dung tuân theo quy định của Bộ GD&ĐT cho tất cả các trường đại học
9.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
9.2.1 Kiến thức cơ sở và liên ngành
Bắt buộc
23. Hóa sinh động vật 1 3 tín chỉ
Hóa sinh động vật cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thành phần, cấu tạo hóa học của các hợp chất trong cơ thể động vật thông qua phần hóa sinh tĩnh và các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng cũng như các mối liên quan trong trong sự trao đổi của các chất xẩy ra trong hoạt động sống của động vật thông qua phần hóa sinh động.Trên cơ sở đó giúp cho sinh viên hiểu rõ, nắm vững các quy luật của hiện tượng sống và chủ động đề xuất các biện pháp tác động nhằm tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm thịt, sữa, trứng đồng thời có biện pháp phòng chống bệnh cho vật nuôi.
24. Sinh lý động vật 3 tín chỉ
Sinh lý học gia súc là một môn học nghiên cứu các qui luật bình thường của các hệ cơ quan trong cơ thể gia súc trong các hoạt động sống như: tiêu hoá, máu và tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất và năng lượng, bài tiết … trên quan điểm xem hệ cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn và thống nhất với ngoại cảnh dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh và thể dịch.
Các học phần tiên quyết: Hóa sinh động vật
25. Di truyền động vật 2 tín chỉ
Môn học nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức, sự hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của Di truyền động vật, Tìm hiểu giải thích các qui luật di truyền và hiện tượng di truyền trong tự nhiên cũng như nhân tạo. Hiểu và vận dụng các nguyên lý di truyền trong thực tiễn chăn nuôi, đặc biệt là trong chọn giống gia súc gia cầm.
Các học phần tiên quyết: Vi sinh vật đại cương, Hóa sinh động vật 1.
26. Giải phẫu động vật 3 tín chỉ
Môn học giải phẫu động vật nội dung gồm có chín chương và bài mở đầu. Là môn khoa học trong sinh vật học nhằm nghiên cứu và cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, hình thái và cấu tạo đại thể của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể động vật khi cở thể đã trưởng thành hoàn toàn, trong trạng thái bình thường và sự liên quan giữa chúng. Trên cơ sở đó nghiên cứu giải phẫu so sánh để biết được sự giống nhau và khác nhau giữa các cơ quan và bộ phận trong cơ thể của các loài động vật mà chủ yếu là trâu bò, lợn, ngựa và gia cầm. Môn học giải phẩu động vật làm cơ sở cho các môn học khác như môn tổ chức mô phôi, Sinh lý động vật, các môn chẩn đoán và các môn chuyên khoa khác.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật
27. Tổ chức và phôi thai học 2 tín chỉ
Tổ chức phôi thai là môn học nghiên cứu về: Tế bào học với nội dung cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo và chức năng của tế bào – đơn vị cơ sở của vật chất sống về mặt hình thái, sinh lý, sinh hóa, di truyền…; Tổ chức học đại cương: Nghiên cứu hình thái, cấu trúc và chức năng của các loại mô cơ bản trong cơ thể động vật; Tổ chức học chuyên khoa: Nghiên cứu cấu tạo vi thể của các hệ cơ quan trong cơ thể động vật. Từ đó giúp cho sinh viên giải thích được chức năng cuả các cơ quan đó; Phôi thai học: Nghiên cứu về sự phát dục của phôi thai, tức là quá trình kể từ khi trứng thụ tinh đến khi hình thành thai và ra khỏi cơ thể mẹ.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật, Giải phẩu động vật
28. Dinh dưỡng động vật3 tín chỉ
Cung cấp các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng động vật. Vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đối với cơ thể động vật (protein, carbohydrate, lipit, khoáng, năng lượng, vitamin). Môn học cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức về sự chuyển hóa năng lượng thức ăn trong cơ thể động vật, các phương pháp để xác định giá trị dinh dưỡng thức ăn. Môn học cung cấp cho sinh viên các phương pháp để xác định tỷ lệ tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của động vật trên cơ sở đó xác định nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm ở trạng thái duy trì và nhu cầu sản xuất ở các hướng khác nhau cho gia súc, gia cầm.
Các học phần tiên quyết: Hóa sinh động vật, Sinh lý động vật
29. Phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi 2 tín chỉ
Môn học này nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức về mục đích, tiến trình cũng như các loại nghiên cứu trong chăn nuôi thú y, một số tham số thống kê, một số diễn dịch thống kê cơ bản (Khi bình phương, ANOVA). Đặc biệt môn học này cung cấp các kiến thức cơ sở về thiết kế thí nghiệm (ví dụ, quy tắc 3 R) và các kiểu thiết kế thí nghiệm cũng như phương án phân tích số liệu từ các kiểu thiết kế thí nghiệm: ngẫu nhiên hoàn toàn, ngẫu nhiên hoàn toàn theo khối, hình vuông la tinh. Môn học này cũng hướng dẫn sơ bộ về cách viết một đề cương và một báo cáo nghiên cứu khoa học.
30. Giống vật nuôi 3 tín chỉ
Môn học này nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức về giống và công tác giống vật nuôi, ngoại hình và thể chất của vật nuôi, các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, và những kiến thức liên quan đến chọn lọc và nhân giống, bảo tồn nguồn gen vật nuôi.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật, Di truyền động vật, Dinh dưỡng động vật
31. Thú y cơ bản 2 tín chỉ
Là môn học trang bị cho sinh viên vai trò và ý nghĩa của Thú y trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, cũng như trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Những kiến thức bao gồm: Những khái niệm thường dùng trong thú y, các phản ứng tự vệ của cơ thể, sự hiểu biết về thuốc và hóa dược trong thú y, phân loại nhóm bệnh, và các biện pháp phòng trừ từng nhóm bệnh đối với các đối tượng vật nuôi, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
32. Kinh doanh nông nghiệp. 2 tín chỉ
Kiến thức cơ bản về kinh doanh nông nghiệp. Thành lập và điều hành các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đăng ký thương hiệu cho hàng hoá nông sản. Các quy luật về thị trường nông sản phẩm, việc tổ chức các hoạt động marketing về sản phẩm nông nghiệp và phân tích các hoạt động kinh doanh nông nghiệp. Một số mô hình kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay thông qua các buổi thảo luận Seminar và các chuyên đề.

=>Xem tiếp…