Mô tả vắn tắt ND và khối lượng học phần (tt)

33. Xây dựng và quản lý dự án.2 tín chỉ
Khái niệm về dự án và quản lý dự án, về chu trình dự án. Đặc trưng của quản lý dự án phát triển. Các giai đoạn và nội dung cơ bản trong mỗi giai đoạn của chu trình dự án. Xác định dự án. Đánh giá khả năng thực thi của dự án. Xây dựng tài liệu đề xuất dự án. Thẩm định và thông qua dự án. Tổ chức thực hiện dự án. Giám sát và đánh giá thực hiện dự án.
34. Quản lý doanh nghiệp. 2 tín chỉ
Doanh nghiệp nông nghiệp và công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp nông nghiệp. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng tài nguyên, máy móc thiết bị-vật tư trong danh nghiệp. Tổ chức và quản lý lao động-tiền lương trong doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp theo dự án và công tác kế hoạch trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính trong doanh nghiệp.
35. Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi. 2 tín chỉ
Học phần cung cấp: Các kiến thức cơ bản về cấu trúc, thành phần dinh dưỡng và giá trị thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi; Nguyên nhân hư hỏng thực phẩm trong quá trình bảo quản chế biến, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi; Các nguyên tắc trong bảo quản thực phẩm; Kỹ thuật giết mổ gia súc; Kỹ thuật vận chuyển, bảo quản và kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ thịt trứng sữa.
36. Cơ điện nông nghiệp. 2 tín chỉ
Giới thiệu chung về cơ điện nông nghiệp trong nước và trên thế giới. Một số khái niệm và định nghĩa. Động lực trong nông nghiệp. Ô tô-máy kéo. Điện phục vụ nông nghiệp. Máy nông nghiệp.
9.2.2 Kiến thức ngành
Bắt buộc
37. Thức ăn và đồng cỏ 1 2 tín chỉ
Môn Thức ăn và Đồng cỏ cung cấp kiến thức cơ bản về hai lĩnh vực chuyên môn: Thức ăn gia súc và Đồng cỏ học. Phần Thức ăn gia súc bao gồm các kiến thức về phân loại thức ăn, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, độc tố, biện pháp chế biến, bảo quản, phương pháp lập khẩu phần ăn cho gia súc và sử dụng các loại thức ăn bổ sung. Phần Đồng cỏ bao gồm các kiến thức liên quan đến đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây cỏ, việc quản lý, xây dựng đồng cỏ dùng trong chăn thả và thu cắt, kỹ thuật tổ chức chăn thả gia súc, đặc tính sinh học, sinh thái, kỹ thuật gieo trồng, giá trị dinh dưỡng và sử dụng các cây thức ăn xanh, việc chế biến bảo quản cỏ là thức ăn gia súc. Nội dung môn học liên quan đến các môn học cơ sở như dinh dưỡng gia súc, sinh lý, sinh hóa động vật và các môn chăn nuôi chuyên ngành.
Các học phần tiên quyết: Dinh dưỡng động vật
38. Chăn nuôi lợn. 3 tín chỉ
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y một khối lượng kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành để giúp họ có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn vào thực tiễn sản xuất. Nội dung học phần bao gồm: Tổng quan về vai trò và ý nghĩa kinh tế, tình hình chăn nuôi lợn trong nước và trên thế giới; giống và công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn cho lợn; kỹ thuật chăn nuôi lợn đực giống, lợn cái sinh sản, lợn con và lợn thịt; và một số vấn đề liên quan đển công tác tổ chức sản xuất của ngành chăn lợn. Phương pháp giảng dạy và học tập học phần này bao gồm thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu, xem băng hình, thực hành tại trường, trại thí nghiệm và các cơ sở chăn nuôi lợn.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật, Dinh dưỡng động vật, Giống vật nuôi.
39. Chăn nuôi trâu bò. 3 tín chỉ
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y một khối lượng kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành để giúp họ có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi trâu bò vào thực tiễn sản xuất. Nội dung học phần bao gồm: Tổng quan về vai trò và ý nghĩa kinh tế, tình hình chăn nuôi trâu bò trong nước và trên thế giới; giống và công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn cho trâu bò; kỹ thuật chăn nuôi bê nghé, trâu bò đực giống, trâu bò cái sinh sản; kỹ thuật chăn nuôi trâu bò sữa, thịt và cày kéo; và một số vấn đề liên quan đển công tác tổ chức sản xuất của ngành chăn nuôi trâu bò. Phương pháp giảng dạy và học tập học phần này bao gồm thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu, xem băng hình, thực hành tại trường, trại thí nghiệm và các cơ sở chăn nuôi trâu bò.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật, Dinh dưỡng động vật, Giống vật nuôi
40. Chăn nuôi gia cầm. 2 tín chỉ
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y một khối lượng kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành để giúp họ có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi gia cầm vào thực tiễn sản xuất. Nội dung học phần bao gồm: Tổng quan về vai trò và ý nghĩa kinh tế, tình hình chăn nuôi gia cầm trong nước và trên thế giới; giống và công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn cho gia cầm; qui trình kỹ thuật chăn nuôi các loại gia cầm; và một số vấn đề liên quan đển công tác tổ chức sản xuất của ngành chăn nuôi gia cầm. Phương pháp giảng dạy và học tập học phần này bao gồm thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu, xem băng hình, thực hành tại trường, trại thí nghiệm và các cơ sở chăn nuôi gia cầm.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật, Dinh dưỡng động vật, Giống vật nuôi
41. Chăn nuôi dê cừu. 2 tín chỉ
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y một khối lượng kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành để giúp họ có khả năng nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của ngành chăn nuôi dê cừu vào thực tiễn sản xuất. Nội dung học phần bao gồm: Tổng quan về vai trò và ý nghĩa kinh tế, tình hình chăn nuôi dê cừu trong nước và trên thế giới; giống và công tác giống, dinh dưỡng và thức ăn cho dê cừu; kỹ thuật chăn nuôi các loại dê cừu; và một số vấn đề liên quan đến công tác tổ chức sản xuất của nghề chăn nuôi dê cừu. Phương pháp giảng dạy và học tập học phần này bao gồm thuyết trình, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu, xem băng hình, thực hành tại trường, trại thí nghiệm và các cơ sở chăn nuôi dê cừu.
Các học phần tiên quyết: Sinh lý động vật, Dinh dưỡng động vật, Giống vật nuôi
42. Vi sinh vật chăn nuôi2 tín chỉ
Nghiên cứu các vi sinh vật trong cơ thể, các vi sinh vật có liên quan đến bảo quản chế biến nhằm thiết lập các biện pháp quản lý nuôi dưỡng hợp lý để nâng cao khả năng đề kháng bệnh cũng như sự sinh trưởng phát triển của động vật nuôi và sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong công tác bảo quản chế biến thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi, đồng thời tạo ra các chế phẩm sinh học có giá trị sử dụng cao trong phòng bệnh và kích thích sinh trưởng đối với gia súc.
Các học phần tiên quyết: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi trâu bò, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi dê cừu.
43. Sinh sản vật nuôi3 tín chỉ
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệpvề sinh lý sinh sản của vật nuôi như: Cấu tạo chức năng của cơ quan sinh dục đực và cái; Sinh lý quá trình thụ tinh, quá trình chửa đẻ của vật nuôi; Kỹ thuật đỡ đẻ cho vật nuôi; Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho vật nuôi; Công nghệ cấy truyền phôi cho vật nuôi; Các bệnh về sản khoa gia súc.
Các học phần tiên quyết: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi trâu bò, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi dê cừu.
44. Bệnh ký sinh trùng2 tín chỉ
Bệnh ký sinh trùng là môn học chuyên ngành thú y. Cung cấp những kiến thức cơ bản về ký sinh và bệnh do ký sinh gây nên cho vật nuôi, rất cần thiết để tăng năng suất chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cho con người. Giúp cho sinh viên thành thạo các phương pháp chẩn đoán, điều trị những bệnh ký sinh trùng thường gây hại cho vật nuôi ở nước ta.
Các học phần tiên quyết: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi trâu bò, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi dê cừu.
45. Bệnh truyền nhiễm vật nuôi 1 3 tín chỉ
Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật do vi sinh vật gây nên bao gồm: bệnh truyền nhiễm chung giữa các loài gia súc và người; Bệnh truyền nhiễm của loài nhai lai; Bệnh truyền nhiễm ở loài lợn;; bệnh truyền nhiễmở ngựa và chó; Và bệnh truyền nhiễm ở gia cầm. Nghiên cứu các biện pháp chẩn đoán, các triệu chứng, bệnh tích và phương pháp phòng trị bệnh.
Các học phần tiên quyết: Chăn nuôi lợn, Chăn nuôi trâu bò, Chăn nuôi gia cầm, Chăn nuôi dê cừu.

46. Vệ sinh gia súc 3 tín chỉ
Các nguyên lý cơ bản về vệ sinh môi trường (không khí, đất, nước) ứng dụng trong chăn nuôi động vật, đề phòng ô nhiễm môi trường. Nguyên tắc vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vận chuyển. Vệ sinh thức ăn, vệ sinh phòng bệnh do mất cân bằng dinh dưỡng. Vệ sinh phòng chống dịch, bệnh. Vệ sinh thú y, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng: vệ sinh phòng và khống chế các bệnh truyền lây giữa người và động vật, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.
Các học phần tiên quyết: Bệnh ký sinh trùng, Bệnh truyền nhiễm vật nuôi 1.
47. Công nghệ sinh học ứng dụng 2 tín chỉ
Môn học nhằm mục đích trang bị cho người học những kiến thức, sự hiểu biết cơ bản của Công nghệ sinh học nói chung và Công nghệ sinh học động vật nói riêng.
Sinh viên sẽ được nghiên cứu các giải pháp Công nghệ sinh học ứng dụng phục vụ đời sống con người và ứng dụng trong chăn nuôi động vật ở các nước đang phát triển.
Các học phần tiên quyết: Hóa sinh động vật, Di truyền động vật.
Tự chọn.
48. Trồng trọt đại cương. 2 tín chỉ
Đại cương về cây trồng: Cấu tạo và chức năng của các cơ quan, các quá trình sống của cây. Vai trò của các yếu tố khí hậu đối với cây trồng, ánh sáng và cây trồng, nhiệt độ và cây trồng, không khí và cây trồng. Quá trình hình thành đất trồng trọt, đặc điểm vật lý của đất, đặc tính hóa học của đất, đặc tính sinh học của đất, một số biện pháp tác động vào đất. Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp, phân hóa học, phân hữu cơ. Cơ cấu cây trồng, luân canh cây trồng. Giống và chuẩn bị giống, gieo trồng.
49. Nuôi trồng thủy sản đại cương. 2 tín chỉ
Là môn học vừa kết hợp kiến thức cơ sở, chuyên ngành để có các kỹ thuật nuôi phù hợp với từng đối tượng động vật thủy sản nhóm cá, giáp xác và nhuyễn thể ở các thủy vực khác nhau nước ngọt, lợ mặn với nhiều hình thức nuôi khác nhau theo ao hồ, lồng bè và chắn sóc ở cao triều, thấp triều và nội đồng. Môn học sẽ trang bị kiến thức một cách tổng quát nhất cho học viên theo đại cương. Tuy nhiên, trên cơ sở kiến thức đại cương, môn học này sẽ đi sâu và cụ thể hóa một số đối tượng nuôi chủ lực hiện nay đại diện từng nhóm đối tượng về quy trình, công nghệ và kỹ thuật nuôi một cách đầy đủ nhất và đặt trong một chuổi các yếu tố sản xuất. Đồng thời, bên cạnh các buổi học lý thuyết học viên sẽ được thảo luận và tự xây dựng các mô hình nuôi khác nhau phù hợp với điều kiện về sinh thái, sinh kế của người dân. Học viên sẽ làm các tiểu luận theo từng đề tài mà học viên tự lựa chọn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
50. Phương pháp khuyến nông. 2 tín chỉ
Đại cương về khuyến nông. Giới thiệu về khái niệm, mục đích, nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ và lịch sử diễn tiến của khuyến nông. Mô tả hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam, các yêu cầu đối với cán bộ khuyến nông. Các phương pháp khuyến nông. Trình bày các phương pháp tiếp cận trong khuyến nông. Tiến trình và cách thức tổ chức thực hiện các phương pháp. Một số kỹ năng cơ bản trong hoạt động khuyến nông. Trọng tâm là các kỹ năng liên quan đến quá trình thúc đẫy nhằm thực hiện và tăng cường hiệu quả các hoạt động khuyến nông. Xây dựng và thực hiện mô hình khuyến nông. Trình bày các hình thức, cách thức và tiến trình xây dựng các mô hình khuyến nông trong công tác chuyên giao và phát triển kỹ thuật.

51. Tin học ứng dụng 2. 2 tín chỉ
Soạn thảo, xử lý văn bản, ứng dụng các phần mềm phân tích thống kê kết quả thí nghiệm.
9.2.3 Thực tập nghề nghiệp
52. Thực tập rèn nghề.2 tín chỉ
Rèn nghề cho sinh viên ngành chăn nuôi thú y nhằm giúp sinh viên nắm được phương thức tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của một cơ sử chăn nuôi tập trung. Trong thời gian thực tập, sinh viên phải nắm chắc các nguyên tắc chọn giống, phối hợp khẩu phần, sử dụng các dụng cụ thú y để chẩn doán và điều trị bệnh cho động vật.
53. Thực tập giáo trình.2 tín chỉ
Thực tập giáo trình là bước tiếp cận với thực tế nghiên cứu, sản xuất lần cuối trước khi thực tập cuối khóa. Thông qua thực tập giáo trình, sinh viên hoàn thiện thêm về những kiến thức lý thuyết và thưc tế sản xuất, nghiên cứu về chăn nuôi thú y. Qua đợt thực tập này, mọt mặt sinh viên hoàn thiện các phần lý thuyết đã học về chăn nuôi và thú y. Từ đó so sánh lý thuyết và thực hành ở cơ sở và rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động chuyên ngành sau này.

9.2.4 Khóa luận tốt nghiệp.
54. Khóa luận tốt nghiệp 10 tín chỉ
Sau khi học xong chương trình, sinh viên nhận đề tài thực tập tốt nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên môn trong thời gian 18 tuần. Trong thời gian thực tập sinh viên được 1 giáo viên hướng dẫn. Kết thúc thời gian thực tập, sinh viên viết khóa luận, đóng quyển. Khóa luận được 2 giáo viên chấm. Điểm trung bình của 2 giáo viên chấm là kết quả của khóa luận với thời lượng 10 tín chỉ.
9.2.5 Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Những sinh viên không được làm khóa luận tốt nghiệp thì phải học các học phần thay thế.
55. Kinh tế tài nguyên. 2 tín chỉ
Phần tổng quan giới thiệu một số khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo…Các nguồn tài nguyên tái tạo được và phương pháp quản lý, sử dụng và các chỉ tiêu đánh giá các nguồn tài nguyên này như: Tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước…
Học phần được thiết kế theo hai phần. Phần giới thiệu lý thuyết trên lớp tương đương 70% thời lượng. Phần thực hành tương đương 30% thời lượng. Phần thực hành được tiến hành bằng cách phân nhóm sinh viên để đi thực tế tại thực địa về các nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thể.
56. Bệnh truyền nhiễm vật nuôi 22 tín chỉ
Nghiên cứu các bệnh truyền nhiễmở ngựa và chó; bệnh truyền nhiễm ở gia cầm.Nghiên cứu các biện pháp chẩn đoán, các triệu chứng, bệnh tích và phương pháp phòng trị bệnh.
57. Kiểm soát vệ sinh thú y 3 tín chỉ
Học phần Kiểm soát vệ sinh thú y bao gồm các nội dung sau: Sự hư hỏng của sản phẩm động vật và các phương pháp bảo quản, kiểm dịch động vật trong vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; yêu cầu vệ sinh thú y (VSTY) nơi giết mổ, chế biến động vật; kiểm tra và chăm sóc gia súc trước lúc giết mổ, giết mổ động vật và kiểm tra thú y sau khi mổ; kiểm tra và xử lý thân thịt, phủ tạng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; thịt động vật nuôi, bảo quản và chế biến thịt, kiểm tra vệ sinh thú y trứng và chế phẩm trứng, kiểm tra vệ sinh thú y sữa và các chế phẩm sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý HACCP.

58. Chuẩn đoán bệnh thú 3 tín chỉ

Môn học nghiên cứu cách chuẩn đoán cho con vật trong chuồn nuôi, ngoài bãi thả, trong phòng thí nghiệm. Môn học giúp cho sinh viên chuẩn đoán được bệnh cho gia súc, gia cầm qua việc khám: sờ nắn, gõ, nghe trên cơ thể con vật.