Khí nhà kính từ chăn nuôi bò sữa

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse effect) là quá trình mà theo đó các khí trong khí quyển (chủ yếu là khí nhà kính) cho bức xạ mặt trời xuyên qua, nhưng ngăn cản không cho bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất thoát ra vũ trụ, kết quả là làm ấm tầng dưới của khí quyển và bề mặt của hành tinh.

Hiệu ứng này được Josep Fourier phát hiện vào năm 1824 và được Svante Arrhenius nghiên cứu đầu tiên một cách định lượng vào năm 1896. Khí nhà kính (Green House Gas – GHG) đã gây ra hiệu ứng nhà kính được hình thành từ hơi nước (khoảng 36- 70%); carbon dioxide (CO2: 9- 26%); methane (CH4: 4- 9%) và ozon (O3: 3- 7%). Ảnh hưởng của GHG đến sự nóng lên toàn cầu đã thu hút sự quan tâm của từng quốc gia và của cả cộng đồng thế giới. Động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu..) cũng đã góp phần tăng lượng GHG, đáng chú ý nhất là bò sữa. Để có thêm thông tin về sự sản sinh GHG từ các trang trại chăn nuôi bò sữa, bạn đọc có thể tìm đọc bài "Bò sữa với khí nhà kính " của PGS. TS Đinh Văn Cải- phó viện trưởng Viện KH Nông nghiệp miền Nam