Giới thiệu về Trung tâm Biến đổi khí hậu

.

TRUNG TÂM BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

The Center for Climate Change Study in Central Vietnam (CCCSC)

Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, Huế
Điện thoại: 0234. 3536056 Fax: +84(0)234.3536056
Email:cccsc@huaf.edu.vn
Website:https://cccsc.huaf.edu.vn
1. Quá trình hình thành và phát triển:

Viện là một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ trực thuộc Trường Đại học Nông Lâm Huế có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản giao dịch tại ngân hàng.

Mục tiêu của Viện Nghiên cứu Phát triển (sau đây gọi tắt là Viện) là huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; triển khai các hoạt động sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và các dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và bảo vệ môi trường.

2. Cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC: TS. Trần Thị Phượng E-mail: tranthiphuong@huaf.edu.vn
3. Chức năng và nhiệm vụ:
Nghiên cứu và đào tạo

  • Trung tâm là đơn vị đầu mối ở miền Trung về lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng.
  • Nghiên cứu và biên tập các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm đã có của các quốc gia khác trên thế giới để xây dựng thành các kịch bản nhằm ứng phó và giảm thiểu đối với tác động xấu của việc biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng tại vùng duyên hải miền Trung.
  • Cung cấp kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm và kịch bản cho các cấp lãnh đạo địa phương ở miền Trung về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chiến lược phát triển dân cư, hạ tầng, an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa.
  • Đào tạo nguồn nhân lực quản lý và huấn luyện nâng cao năng lực thích ứng và thích nghi của cộng đồng;
  • Chia sẻ kết quả nghiên cứu và thông tin với Chương trình hành động quốc gia về Biến đổi khí hậu toàn cầu và Nước biển dâng, các Bộ-Ngành có liên quan của Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu quốc tế khác;
  • Tranh thủ nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ cho Trường ĐHNL và Đại học Huế và cho các tỉnh ven biển miền Trung;
  • Trung tâm là nơi để cho cán bộ của Đại học Huế và các tỉnh miền Trung tiếp cận và chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai với các nhà khoa học, các nhà quản lý trong khu vực và trên thế giới.

Dịch vụ và tư vấn khoa học kỹ thuật

  • Mở lớp và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường các cấp theo yêu cầu. Phối kết hợp với các trung tâm đào tạo – giáo dục và các trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên thuộc lĩnh vực biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường cho các địa phương khu vực miền Trung- Tây nguyên;
  • Kinh doanh dịch vụ khoa học: chuyển giao quy trình công nghệ thuộc lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường nông thôn;
  • Tư vấn các bên liên quan (nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, người dân, v.v…) lựa chọn các mô hình thích ứng tốt với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp;
  • Cung cấp các dịch vụ đào tạo, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về BĐKH và thích ứng với BĐKH;
  • Dịch vụ đánh giá tính hiệu quả các dự án liên quan tới BĐKH.
Nhiệm vụ:

  • Thực hiện các nghiên cứu về thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu;
  • Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn;
  • Thực hiện các hoạt động phát triển mạng lưới chia sẻ, trao đổi thông tin như tổ chức seminar, hội thảo, tham quan học tập;
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển bền vững trong lâm nghiệp, nông nghiệp.
4. Quá trình hình thành và phát triển:
a. Các dự án đã và đang được triển khai:

STT

Tên dự án

Năm thực hiện

Đơn vị tài trợ

1

Dự án Agricord nhằm hỗ trợ những người trồng rừng ở miền Trung Việt Nam, áp dụng Chứng chỉ rừng PEFC

2010-2017

Agricord, Phần Lan

2

Thực hiện trồng rừng theo hướng Quản lý rừng bền vững, phù hợp với Chứng chỉ rừng quốc tế

2014-2015

WWF

3

Trồng rừng ngập mặn ở Đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

2015-2016

Ban quản lý dự án cảng Chân Mây, tỉnh Thừa

4

Nghiên cứu thể chế nông thôn và Biến đổi khí hậu

2011-2016

Cơ quan Hợp tácPhát triểnQuốc tếĐan Mạch

5

Kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số cây rừng trên đất ngập mặn ven biển khu vực Trung Trung bộ.

2011-2012

Bộ Giáo dục và Đào tạo

6

Phát triển mô hình lúa tái sinh cho các vùng đất ngập nước ở Quảng Bình

2012-2015

Viện tài nguyên môi trường Thái Lan

7

Nghiên cứu nhân giống cây Tràm gió (Melaleuca cajuputi) ở duyên hải miền Trung Việt Nam

2013

Đại học New England, Úc

8

Sử dụng ảnh viễn thám và kỹ thuật GIS để đánh giá và giám sát rừng trồng ở xã Dương Hòa và Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

2012

Đại học Huế

9

Xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên tổng hợp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Hương Phong, huyện Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2011

Quỹ môi trường toàn cầu

10

Sử dụng mô hình GIS, ảnh viễn thám và hệ thống hỗ trợ quyết định trong đánh giá tiềm năng để quản lý và phát triển rừng trồng bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế

2010

Bộ GD-ĐT

11

Di thực và phát triển cây Dừa nước (Nypa fruticans) tại vùng đất ngập nước ven biển Thừa Thiên Huế

2009-2010

Ngân hàng thế giới

12

Tăng cường năng lực sản xuất giống keo cho các hợp tác xã tại khu vực Bắc Trung Bộ, Việt Nam

2010

SNV

b. Các hoạt động tư vấn đã thực hiện:

  • Thực hiện các đánh giá về Rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) tại Công ty TNHH MTV Lâm trường Đường 9, nhằm tiến tới đạt Chứng chỉ rừng FSC;
  • Thực hiện các đánh giá về tác động xã hội, Rừng có giá trị bảo tồn cao (HCV) tại Công ty TNHH MTV Lâm trường Tiền Phong, nhằm tiến tới đạt Chứng chỉ rừng FSC;
  • Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện phương pháp cải tiến từng bước rừng được quản lý tốt tới chứng chỉ rừng FSC của WWF/GFTN đối với diện tích rừng được xác định tại tỉnh Quảng Nam;
  • Đánh giá xây dựng dự án nâng cao khả năng chống chịu BĐKH của cộng đồng người dân ở An Giang và Sóc Trăng (Care Australia);
  • Nghiên cứu xây dựng mô hình thích ứng BĐKH tại Bắc cạn (Care international Vietnam);
  • Nghiên cứu mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng BĐKH tại Hậu Lộc, Thanh Hóa (Care international Vietnam);
  • Đánh giá tính tổn thương và khả năng (CVCA) của người dân vùng ven biển TTH (SRD);
  • Giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên – Dự án EGP/IUCN-NL (Nam Đông, Thừa Thiên Huế, 2010);
  • Điều tra tài nguyên LSNG; Giám sát và đánh giá tài nguyên thực vật; Điều tra các loài động vật quý hiếm và có giá trị bảo tồn; Tập huấn kỹ năng hiện trường trong hoạt động tuần tra rừng – Dự án VCF (VQG Bạch Mã, KBT Phong Điền, Thừa Thiên Huế, 2011, 2012);
  • Xây dựng Kế hoạch quản lý mây bền vững cấp thôn; kỹ thuật xây dựng vườn ươm mây cộng đồng – Dự án Mây bền vững (Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, 2010; WWF);
  • Kỹ năng giám sát đa dạng sinh học – Dự án của Tropenbos về ĐDSH (Quảng Trị, 2010);
  • Kỹ năng nhận biết các loài thực vật bản địa vùng dự án – Dự án KFW6 (Quảng Ngãi, 2010);
  • Nhận dạng các loại gỗ thông dụng trên địa bàn Trung Trường Sơn- Dự án Phòng chống buôn bán ĐVHD (Thừa Thiên Huế, 2010; WWF);

c. Các hoạt động khác:

  • Tư vấn về quản lý tài nguyên bền vững: Bảo tồn đa dạng sinh học, Chứng chỉ rừng, nông lâm kết hợp, phục hồi rừng bản địa, rừng ngập mặn;
  • Cung cấp các dịch vụ đào tạo (GIS, Bản đồ và viễn thám) và tư vấn lập kế hoạch;
  • Nghiên cứu các tác động của BĐKH trong thực tế và sinh kế của người dân;
  • Nghiên cứu các mô hình thích hợp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu;
  • Tư vấn cho các bên liên quan triển khai áp dụng các mô hình, biện pháp nhằm giảm thiểu tác động và nâng cao năng lực thích ứng;
  • Lập và triển khai các dự án về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.