Đánh giá công bố khoa học trong việc xét chức danh GS, PGS theo Quy định mới

Quy chế mới xét chức danh GS, PGS mà Thủ tướng vừa ban hành (QĐ174-2008-QĐ-TTg, ngày 31/12/2008), mặc dù về mặt quy trình thủ tục xét duyệt còn ít được đổi mới và nhìn chung chưa đáp ứng kỳ vọng phải tạo sự thay đổi căn bản của giới chức KHCN cũng như GDĐT.

Tuy nhiên, để bù lại một số hạn chế và bất cập trong Quy chế mới này, chúng ta vẫn có thể cải thiện được việc nâng cao chất lượng xét bổ nhiệm GS, PGS, khi có quy định cụ thể về cách tính điểm công trình khoa học tại khoản 4 điều 8 trong Nghị định. Theo đó, việc tính điểm công trình khoa học phải dựa trên cơ sở chất lượng thực sự của các công bố.

Một trong những bất cập trong những đợt xét GS, PGS trước đây là có phân biệt tạp chí quốc gia loại I, loại II nhưng lại đánh đồng giữa công bố trên tạp chí quốc gia và quốc tế, đánh đồng giữa các công bố trên tạp chí với các báo cáo Hội nghị khoa học xuất bản dưới dạng tuyển tập báo cáo (proceedings). Với cách đánh giá và cho điểm không tính đến chất lượng các công bố như trên, chúng ta đã bỏ qua các tiêu chí tối thiểu trong đánh giá KHCN và vô hình trung cũng góp phần cào 

Theo như tôi thấy cách đánh giá các công trình khoa học trong việc xét duyệt chức danh GS, PGS hiện nay cũng khá uyển chuyển. Quy định nói rằng các công trình khoa học được cho từ 0 điểm đến 1 điểm. Do vậy tùy thuộc vào các thành viên hội đồng xét duyệt căn cứ vào chất lượng bài báo cho điểm, có thể cho bài báo ở SCI là 1 điểm, bài báo ở hội nghị trong nước là 0 điểm, hay ngược lại. Nhưng thực tế, tôi được nghe nói lại, các hội đồng đều cho các bài báo khoa học 1 điểm, không phụ thuộc vào bài báo quốc tế hay không. Như vậy vấn đề thuộc về con người chứ không hẳn thuộc về quy định. Quy định chi tiết thì cứng nhắc, quy định uyển chuyển thì không có tác dụng. Cái khó của nước mình là như vậy. Nhưng tôi cho rằng chuyện cho điểm này cũng không hệ trọng lắm, bởi vì theo quy định mới đây mới chỉ là yêu cầu tối thiểu, sau đấy còn có quy trình bổ nhiệm của cơ sở sở tại. Tùy theo cơ sở sở tại mà có thể có yêu cầu về công bố khoa học cao hơn, chẳng hạn yêu cầu tất cả các công bố khoa học đều phải là SCI chẳng hạn.
Điểm tôi thấy bất cập ở quy định GS, PGS là thời gian thâm niên và yêu cầu hướng dẫn nghiên cứu sinh. Các yêu cầu này đã loại bỏ những người trẻ tuổi có năng lực. Nhưng chuyện này đã bàn cãi rất nhiều rồi, cũng chẳng đi đến đâu.
Nếu mạnh dạn, các cơ sở sở tại xé rào, tự bổ nhiệm chức vụ GS, PGS của cơ sở mình theo những quy định của mình, không cần qua hội đồng xét duyệt Nhà nước, gọi đó là GS, PGS cơ sở, bao giờ đủ thâm niên thì hợp thức hóa. Nhưng chuyện này cũng chẳng biết có thể làm được không.
            Trần Minh Tiến

bằng tiêu chí "chất lượng công trình nghiên cứu", tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một nhà khoa học. Cách đánh giá này  không chỉ đã góp phần nâng đỡ 2/3 số GS, PGS không xứng đáng (như GS Hoàng Tụy đã nhận xét), mà còn bỏ sót nhiều người tài không được đứng trong đội ngũ các nhà khoa học tinh hoa của đất nước. Nay không những chúng ta cần đánh giá cao hơn – cũng có nghĩa là tính điểm cao đối với các công bố quốc tế mà cũng như cần thay đổi cách tính điểm các công bố trên các tạp chí quốc gia, quốc tế theo chuẩn mực mới, cụ thể: 
– Một bài báo công bố trên các tạp chí quốc gia loại 1 sẽ được tính 1,0 điểm,  
– Một bài đăng trên các tuyển tập Hội nghị quốc gia (có Hội đồng biên tập, được xuất bản chính thức và nộp lưu chiểu) được tính 0,5 điểm.
– Bài báo công bố quốc tế trên Tạp chí SCI (Scientific Citation Index) được tính 5.0 điểm,
– Bài báo công bố quốc tế trên Tạp chí thuộc SCIE (Scientific Citation Index Expanded) được tính 2.5 điểm.
– Bài báo công bố trên tạp chí quốc tế không thuộc 2 danh sách trên hoặc báo cáo Hội nghị quốc tế (proceedings) được tính như tạp chí quốc gia loại 1.
Như vậy, theo chuẩn mực mới phù hợp với thông lệ quốc tế, chúng ta không thể tính đồng hạng các công bố quốc gia và quốc tế, cũng không thể tính như nhau giữa các công bố trên tạp chí với các tuyển tập báo cáo hội nghị. Cách tính mới này chắc chắn không chỉ có tác dụng khuyến khích mà còn đem lại sự công bằng cho những nhà khoa học đã và đang hội nhập quốc tế thành công qua các công bố quốc tế của họ. Tuy vậy, cách tính mới cũng không phương hại đến những ai chưa có điều kiện công bố quốc tế.
Tính công trình theo chuẩn mực mới chắc sẽ góp phần xoá bỏ một số bất cập trước đây, khi một số nhà khoa học đủ tiêu chuẩn GS, PGS quốc tế nhưng lại không đáp ứng được các tiêu chuẩn GS, PGS của Việt Nam. Cách làm mới cũng góp phần trẻ hoá đội ngũ GS, PGS từ nguồn nhân lực trẻ được đào tạo quốc tế và có công bố quốc tế.