Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng năm học 2010-2011: Khoa Chăn nuôi Thú y – Ngành Thú Y

Ngành Thú Y

1. Kiến thức

– Được trang bị kiến thức về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Có kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, và đặc biệt là kiến thức hóa học có liên quan đến dược chất thú y, kiến thức sinh học có liên quan đến phân loại sinh giới, giải phẫu so sánh để đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức cơ sở và chuyên ngành và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

– Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành thú y

– Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOEFL, 350 ; TOEIC, 300

– Được trang bị kiến thức sâu về các môn cơ sở như miễn dịch học, vi sinh vật học thú y, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh và các môn học cơ sở khác làm cơ sở cho việc tiếp thu các môn bệnh học chuyên khoa.

– Am hiểu sâu sắc khối kiến thức chuyên ngành như: bệnh nội và ngoại khoa, dược học, bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh sinh sản, sản khoa, vệ sinh chăn nuôi đối với hai nhóm gia súc chính là gia súc nhai lại (trâu bò dê cừu) gia súc dạ dày đơn như lợn, gia cầm và kiến thức chăn nuôi liên quan đến nâng cao khả năng tự đáp ứng miễn dịch của gia súc và gia cầm kể trên. Am hiểu sâu sắc luật thú y. Kiến thức của các môn học ngoài ngành quan trọng khác như: kinh tế nông nghiệp, khuyến nông và phát triển nông thôn cũng được trang bị.

2.Kỹ năng

– Được trang bị kỹ năng nghề nghiệp về chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh dịch trong các cơ sở sản suất có quy mô và trình độ khác nhau và các cộng đồng dân cư nông nghiệm có chăn nuôi, nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh trong sản xuất.

– Có năng lực nghiên cứu, chọn lựa và chuyển giao các kỹ thuật thú y và vào sản xuất và biết tìm các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm phòng và trị bệnh kịp thời trong đó coi trọng phòng bệnh là chính (kiểm soát sự lây lan bệnh dịch) cho những cơ sở chăn nuôi có quy mô và trình độ khác nhau và cho cộng đồng chăn nuôi.

– Được trang bị những kỹ năng về tổ chức quản lý điều hành một tổ chức thú y để thực hiện luật thú y một cách hiệu quả ở cơ sở được giao nhiệm vụ.

– Được trang bị các kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm nhằm tiếp cận dễ dàng với các đối tượng phục vụ và phát huy được sự đóng góp của những người cùng làm việc để đạt hiệu quả công tác tốt nhất có thể.

– Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong công tác phòng và trị bệnh mới phát sinh trong sản xuất, biết phát hiện những vấn đề phức tạp của bệnh dịch phát sinh để liên hệ với thú y ngành, đồng bộ đưa ra các giải pháp tổng hợp ngăn ngừa bệnh dịch xuất hiện và lây nhiễm, bảo vệ sản xuất.

3. Thái độ, hành vi

– Yêu ngành thú y, có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo. biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

– Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

– Có phương pháp làm việc khoa học, vừa biết độc lập tác chiến trong lao động nghề nghiệp vừa biết xâm nhập thực tế để hiểu biết sâu sắc hoàn cảnh của cơ sở sản xuất nhằm khai thác các tiềm năng của đơn vị phục vụ cho công tác phòng và trị bệnh, kiểm soát bệnh dịch trong cơ sở sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất có thể.

4. Vị trí công tác và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

– Sau khi ra trường sinh viên có khả năng xin việc làm ở ba dạng tổ chức và xí nghiệp chính sau: làm việc tại các Cơ quan quản lý và chỉ đạo thú y và sản xuất nông nghiệp (sở ban ngành quản lý nhà nước về thú y và nông nghiệp; Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chăn nuôi và nông nghiệp nói chung; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; Tổ chức chính phủ và phi chính phủ có liên quan đến quản lý nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật và công nghệ thú y; và các ban ngành hữu quan khác cần bác sỹ thú y.

5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học ở các cấp bậc thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước.

– Có khả năng tự học nâng cao trình độ dựa trên các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong thời gian học tập ở nhà trường nhằm đảm nhận tốt những nhiệm vụ về quản lý thực hiện chuyên môn nghiệp vụ.