Công khai cam kết chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng năm học 2010-2011: Khoa Tài nguyên đất & MTNN-Ngành Khoa học đất

Ngành Khoa học đất

1. Kiến thức

– Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Có kiến thức cơ bản về về toán học và khoa học tự nhiên đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

– Có trình độ B tin học và sử dụng được một số phần mềm máy tính thông dụng cho chuyên ngành.

– Có trình độ Anh văn B, hoặc IELTS: 4,0 ; TOEFL, 350 ; TOEIC, 300

– Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở của ngành: Địa chất học, Vi sinh vật đất, Hóa sinh thực vật, Sinh lý thực vật, Thổ nhưỡng đại cương, Hóa học đất, Vật lý đất, Hóa môi trường, Khí tượng nông nghiệp, Cây trồng, Bản đồ học, Hệ thống thông tin địa lý (GIS), Nông lâm kết hợp, Trắc địa… tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới;

– Có kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của xã hội, của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học đất, như: Thổ nhưỡng chuyên khoa, Đánh giá đất, Phân bón và nguyên lý sử dụng, Bón phân cho cây trồng, Công cụ phân tích, Phân tích đất và phân bón, Phân loại đất và xây dựng bản đồ đất, Qui hoạch và quản lý sử dụng đất, Đánh giá tác động môi trường, Phương pháp tưới tiêu, Phương pháp thí nghiệm khoa học đất, Quản lý đất nông nghiệp bền vững, Hệ thống nông nghiệp, Canh tác học, Suy thoái và phục hồi đất, Thuốc bảo vệ thực vật, Xây dựng và quản lý dự án, Phương pháp khuyến nông,…

2. Kỹ năng

– Có khả năng đánh giá và phân tích các chỉ tiêu độ phì đất; xác định được các yếu tố hạn chế trong đất; phát hiện được mối liên quan giữa độ phì đất với cây trồng; xây dựng được các quy trình bón phân hợp lý; xây dựng được bản đồ đất; đánh giá phân hạng đất đai cho từng vùng; định hướng đúng cho việc sử dụng đất hợp lý.

– Có khả năng nghiên cứu khoa học, thiết kế xây dựng mô hình sử dụng đất theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

– Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành và lập dự án đầu tư thâm canh vào đất đai để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng với sự an toàn về môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững.

– Có khả năng làm việc theo nhóm, quản lý nhóm; giao tiếp cộng đồng, truyền đạt thông tin; soạn thảo văn bản, đàm phán, diễn thuyết và ứng xử giao tiếp về lĩnh vực khoa học đất; có khả năng hoạt động và cộng tác trong một tập thể đa ngành, đa lĩnh vực.

– Có khả năng phát hiện và đề xuất các chính sách, biện pháp phục vụ cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, kỹ thuật thuộc lĩnh vực khoa học đất có hiệu quả.

3. Thái độ, hành vi:

– Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực khoa học đất và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới; biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.

– Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo. biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

4. Vị trí công tác và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi ra trường có khả năng làm việc tại:

– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp từ Trung ương đến cấp huyện, cấp xã, như: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm khuyến nông các huyện, các nông trường,…

– Các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học đất như: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch – Thiết kế, Viện Tài nguyên – Môi trường, Các Trung tâm Phân tích Đất và Phân bón của các tỉnh và các huyện,….

– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;

– Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các công ty cây công nghiệp, các trang trại lớn, các dự án trong và ngoài nước,…

5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Khoa học đất và các ngành tương tự.

– Có khả năng tự học nâng cao trình độ để đảm nhận tốt những nhiệm vụ về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.