Tập tính động vật, một hướng nghiên cứu mới

Động vật chọn lựa thức ăn gì và ăn bao nhiêu? Do tập tính kiểm soát (Provenza 1995, Forble 1995 và Nolan 1996). Cơ chế nào kiểm soát quá trình đó? Những câu hỏi đó vẫn chưa có lời giải đáp thuyết phục (Provenza, 1995). Trong khoảng 15 năm gân đây, các nhà nghiên cứu về tập tính đã đặt vấn đề nghiên cứu về cơ chế chọn lựa thức ăn và những yếu tố ảnh hưởng đến lượng ăn vào (food intake) với mục đích tìm hiểu về cơ chế kiểm soát các quá trình đó và ứng dụng cơ chế trong việc nâng cao lượng ăn vào để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia súc gia cầm (F.D. Provenza, 1995 ở Utah University Mỹ, J.V. Nolan 1995 ở UNE, Australia, M.Forble 1997 ở Leed University, UK. Đàm Văn Tiện và ctv 2002).

Kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đặt cơ sở quan trọng cho lý thuyết về trao đổi chất “an toàn”. Đây là một lý thuyết mới đang trong giai đoạn hình thành và đứng đầu là các giáo sư Provenza và Forble. Nhóm nghiên cứu về tập tính của Đại học Nông Lâm Huế và Viện Chăn Nuôi Quốc Gia Hà Nội là một thành viên đã và sẽ tham gia cùng nghiên cứu với các trường Đại học kể trên để hình thành và phát triển lý thuyết này.

Ở các nước Âu Mỹ người ta hoàn toàn sử dụng thức ăn tổng hợp cho gia súc, gia cầm vì vậy gia súc của họ không có sự lựa chọn thức ăn mà nó muốn. Ngược lại ở ta tới gần 80% dân số là nông dân và phần đa là những nông hộ nghèo và nhà nào cũng chăn nuôi. Chăn nuôi của nông dân ta là tận dụng đủ loại thức ăn từ rau củ trong vườn đến các phế phụ phẩm nông nghiệp vốn rất đa dạng về chủng loại và khác nhau về thành phần dinh dưỡng. Vì vậy xét trên quan điểm tập tính thì gia súc của ta có cơ hội để chọn lựa thức ăn mà nó muốn, hợp với nhu cầu các chất dinh dưỡng hiện thời của nó (current nutrient requirement) mà gia súc ở phương Tây không có được. Tuy vậy giá trị dinh dưỡng của thức ăn tận dụng ở nông thôn hiện nay còn nghèo cả về số lượng và chất lượng.

Những phát hiện mới trong những năm gần đây cho thấy người và động vật thể hiện sự “thông minh” trong việc chọn lựa những thức ăn để thoả mãn nhu cầu của nó (Provenza 1995,1996,1997. Nolan 1995,1997). Chúng tôi cho rằng gia súc ở ta có cơ hội chọn lựa thức ăn hơn gia súc ở phương Tây và khi chúng tôi lý giải đề xuất của mình với các đồng nghiệp trên thế giới thì họ đã cho rằng chăn nuôi như mô hình của ta đáng được quam tâm nghiên cứu để tham gia xây dựng lý thuyết “trao đổi chất an toàn”.

Để kiểm tra lại ý tưởng về nghiên cứu của mình về “Cơ chế hình thành sở thích ăn của động vật” chúng tôi đã đệ trình vấn đề này tới Hội Đồng Khoa Học của tổ chức khoa học Quốc Tế của Thuỵ Điển (International Foundation Science, IFS) mang mã số B/3024-1. Trong thư phúc đáp chúng tôi đề ngày 17/07/2003, IFS đã xác nhận “Đề xuất nghiên cứu của các ngài đã được hội đồng Khoa Học của IFS cân nhắc kỹ lưỡng và nhận thấy rằng đây là một hướng nghiên cứu thú vị và sẽ có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất chăn nuôi không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển”.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu lâu dài: nghiên cứu “trao đổi chất an toàn” phục vụ một phần cơ sở lý thuyết cho chương trình “thực phẩm sạch” để có được những ứng dụng rộng rãi trong đời sống ẩm thực an toàn của người Việt Nam và nâng cao năng xuất chăn nuôi.
Mục tiêu ngắn hạn: Nghiên cứu cơ chế hình thành sở thích ăn trong các giai đoạn sau: giai đoạn bào thai (utero stage), giai đoạn bú sữa (milking stage) và giai đoạn sau cai sữa (learning by trial and error) và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình hình thành sở thích ăn của động vật (food preference). Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp để rút ngắn thời gian thích ứng với thức ăn (food adaptation) và nâng cao lượng ăn vào các loại thức ăn mới (không truyền thống) để nâng cao khả năng sử dụng hiệu quả các phụ phế phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi nhất là ở các nông hộ nghèo hiện nay.

Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Sở thích ăn của động vật được hình thành như thế nào? Cơ chế sinh học kiểm soát quá trình ấy ra sao? Bằng tập nhiễm, học ăn từ mẹ trong quá trình bào thai và tiết sữa ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành sở thích ăn của con non và liệu tập tính ăn được hình thành do học tập có bền vững như các tập tính ăn do di truyền không? Đó là những câu hỏi đạt ra trong nghiên cứu này.

Theo phân loại của giáo sư Nolan 1996 thì tập tính ăn có 2 loại là tập tính do di truyền và tập tính học được trong trong quá trình sống của cá thể mà có. Ví dụ học ăn từ mẹ hay từ các con khác trong đàn. Từ năm 1997 đến nay chúng tôi đã và đang tập trung nghiên cứu tập tính ăn do học tập tạo nên và đã có một số công trình đã được công bố ở các tạp chí trong và ngoài nước.

Chúng tôi cho rằng nghiên cứu tập tính ăn loại này có nhiều ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn vì nó là cơ sở khoa học để con người có thể thay đổi sở thích ăn của động vật bằng cách phối chế các khẩu phần từ các nguyên liệu là các phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền thay thế các khẩu phần truyền thống của từng nhóm gia súc. Ví dụ có thể tập cho dê ăn rơm ngay trong giai đoạn bú sữa. Xu hướng tái tạo nguyên liệu (renew material) để tạo ra sản phẩm mới từ các nguyên liệu rẻ tiền sẵn có trong sản xuất là một hướng sản xuất hiệu quả và có lợi cho môi trường (Leng 2000).

Đối với đời sống ẩm thực của con người thời đại “công nghiệp” cũng cần có sự thay đổi về cách ăn cho phù hợp với nhịp công nghiệp. Thức ăn nhanh (fast food) là một ví dụ điển hình. Hiện nay nước ta đang trong tiến trình hội nhập với với AFTA và WTO trong tương lai gần và hàng thực phẩm nông sản từ các nước sẽ nhập vào nước ta và hàng ta sẽ qua các nước. Mùi vị của các hàng “lạ” sẽ là cản trở lớn trong tiêu thụ và như vậy cần có một chiến lược để thích nghi với thức ăn lạ (food adaptation).

Nghiên cứu cơ chế hình thành sở thích ăn sẽ tạo ra cơ sở lý thuyết vững chắc cho chiến lược “thay đổi sở thích ăn mới” của người Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới.

Hướng nghiên cứu này còn mở ra một khả năng ứng dụng khác nữa là: có thể thay đổi sở thích ăn của thú hoang tương thích với các phụ phẩm nông nghiệp hiện có, rẻ tiền và như vậy nó sẽ đáp ứng được yêu cầu nuôi thú hoang ở nông hộ miền núi vào mục đích kinh tế cũng như bảo tồn quỹ GEN động vật ở các vườn thú hay ở cộng đồng (phương pháp lưu giữ trên cơ thể sống, institute).

Trong 5 năm gần đây và những năm tới nhóm nghiên cứu chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này với mục đích xa hơn là nghiên cứu ảnh hưởng của các thông tin sau tiêu hoá đến việc hình thành sở thích mới của động vật. Mục đích của nghiên cứu là xác định được vai trò “tín hiệu” của mùi vị trong ăn uống và vai trò “củng cố” của thông tin sau tiêu hoá trong phản xạ ăn uống. Điều quan trong hơn nữa là liệu mùi vị có ảnh hưởng ngắn hạn hay dài hạn đến lượng ăn vào (intake).

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Năng suất và hiêu quả chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào việc gia súc ăn loại thức ăn gì và ăn bao nhiêu? Và điều này do tập tính kiểm soát. Kết luận này có ý nghĩa thực tiễn và khoa học rất lớn. Vì trong thực tế chăn nuôi hiện nay người ta chỉ chú trọng làm sao cho gia súc sinh trưởng nhanh để tối đa hóa năng suất, mà người ta không quan tâm đến liệu gia súc có thích hay không thích thức ăn mà con người phối chế. Thực ra ăn uống đâu chi có phục vụ cho sinh trưởng mà còn giúp con vật khoẻ mạnh và được sống tự nhiên như nó vốn có.

Trong thực tế, một loại thức ăn được sản suất và phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy nó là loại thức ăn tốt, nhưng không phải lúc nào gia súc cũng chấp nhận một cách tối đa (lượng ăn vào tối đa). Vậy điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp trên? Nếu gia súc không chấp nhận ăn những thức ăn trên ở mức tối đa thì hiệu quả chăn nuôi cũng bị giảm và điều kì vọng của người chăn nuôi là gia súc sinh trưởng nhanh và cho năng suất tối đa hay không sẽ không thể đáp ứng.

Do vậy để chăn nuôi thành công cần phải hiểu biết cơ chế kiểm soát lượng ăn vào của gia súc và cơ chế chọn lựa thức ăn của vật nuôi để từ đó ứng dụng những hiểu biết ấy vào chăn nuôi để chăn nuôi có hiệu quả hơn. Đó chính là vấn đề khoa học mà chúng tôi đang quan tâm.
Mỗi loài động vật khác nhau có tập tính ăn khác nhau. Đối với gia súc nhai lại thì dê lại thích ăn chồi lộc trên cây và trâu bò lại thích gặm ỏ dưới đất. Những hiểu biết về tập tính cho thấy mỗi loại gia súc có kiểu ăn riêng kể cả khi chúng cùng ăn trên một bãi chăn.

Đối với gia súc nhai lại thì các tập tính như gặm cỏ, chọn lựa thức ăn, bú sửa, nhai lại v.v. là những tập tính ăn mà con người cần biết để ứng dụng trong thực hành chăn nuôi nhằm nâng cao khả năng ăn vào và hiệu suất khai thác phần ăn được của thức ăn và đây chính là những chỉ tiêu gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi .

Tập tính là chuỗi các phản xạ được hình thành trong đời sống động vật, để thích nghi với môi trường sống. Mà môi trường sống thì thường xuyên thay đổi nên cơ thể sống muốn thích ứng với sự biến đổi đó thì phải thay đổi tập tính, lối sống cho phù hợp với môi trường, hợp với các quy luật tự nhiên.

Trước đây, người ta ít hiểu được vai trò của tập tính và ứng dụng của nó trong chăn nuôi thú y, bởi vì còn rất ít nghiên cứu về nó. Ngày nay với sự nhận thức được vai trò của tập tính trong chăn nuôi, nhiều nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này và phát hiện ra nhiều điều thú vị. Ví dụ: Con gấu Trúc Penda của Trung Quốc chỉ ăn lá tre hay ăn Koala của Australia chỉ ăn lá cây Bạch Đàn trong suốt cuộc đời mà nó vẫn sinh sống, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Các hiểu biết hiện thời của chúng ta về dinh dưỡng khó có thể giải thích được điều lý thú trên. Phải chăng từ những ngoại lệ sinh học, nếu được nghiên cứu kỹ càng sẽ bổ sung và phát triển các lý thuyết của dinh dưỡng.

Ai cũng biết bèo tấm Duckweed là cây thức ăn sống dưới nước có thành phần dinh dưỡng cân đối và là loại thức ăn bổ sung có giá trị cho gia súc, gia cầm như: lợn, vịt, gà. Nhưng khi đưa cây bèo tấm cho lợn ngoại Đại Bạch ăn thì nó từ chối không ăn một thời gian (khoảng 1 tuần). Mặc dù loại thức ăn này là bổ dưỡng và hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Hay bò không chụi ăn rỉ mật cả tuần, một loại đường dễ tiêu hoá cung cấp năng lượng cho tập đoàn vi sinh vật dạ cỏ phát triển và còn nhiều ví dụ khác tương tự như thế như thế và nó đang đặt ra những câu hỏi cho chúng ta để nghiên cứu trong tương lại về tập tính nhằm giải quyết những vấn đề thiết thực trong chăn nuôi nhằm nâng cao lượng ăn vào các loại thức ăn mới lạ (novel food) và năng suất chăn nuôi.

Ở nước ta hiện nay còn quá ít những nghiên cứu về tập tính. Năm 1997 một thí nghiệm về tập tính ăn lần đầu tiên do Đàm Văn Tiên ở Trường Đại học Nông Lâm Huế ở Cừu về mùi vị và vị cỏ tự nhiên Cypelus rotodus L, Cynodon dactylon (L) Pers và Brachiavia destachya (L) staf để giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nephobia (phản ứng sợ những cái gì mới) khi cừu Phan Rang tập ăn rơm và cám. Sau đó hai năm (1999) công trình của tác giả đã hoàn tất và kết quả nghiên cứu được đăng trên một tạp chí thế giới có tên là Small Ruminant Reseasch. Bài báo này đã được giới khoa học quan tâm và hướng nghiên cứu tập tính ứng dụng trong chăn nuôi được tác giả tiến hành cho đến nay ở nước ta..

More details