Khi bệnh động vật lây sang người

Các nhà nghiên cứu ước tính, có hơn 2 tỷ người mỗi năm bị lây bệnh từ động vật, trong đó có khoảng 2 triệu người tử vong.

Nhà nghiên cứu bệnh dịch thú y – bà Delia Grace, chuyên gia nghiên cứu về an toàn thực phẩm, làm việc tại Viện Nghiên cứu vật nuôi quốc tế N airobi, Keny cho biết: Đại đa số con người bị lây bệnh từ động vật có tên là bệnh lây (zoonoses). Hơn 60% bệnh của con người bị lây truyền từ các loài động vật có xương sống. Các loại bệnh lây truyền này khá phổ biến và có một số loại bệnh thông thường khác như bệnh lao, bệnh trùng xoắn… Bà Delia Grace nói rằng, có nhiều đường lây nhiễm đến con người. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là những người bị ngộ độc thực phẩm, đường lây nhiễm khác là tiếp xúc trực tiếp với động vật. Bên cạnh đó, có một vài bệnh truyền nhiễm khác gây ra là do nước và không khí.

Những dịch bệnh như dịch cúm gia cầm hay bệnh bò điên đã khiến nhiều người tử vong. Do đó, những dịch bệnh này cần được quan tâm vì chúng chứa nguy cơ tiềm ẩn gây chết người. Điển hình như, dịch cúm Tây Ban Nha sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất hoặc bệnh HIV/AIDS, cả 2 bệnh này đều là những bệnh lây.

Bà Grace, tác giả bài báo mới nhất có tên Bản đồ những điểm nóng của bệnh lan truyền từ động vật sang người và những khu vực nghèo đói, cho biết: Nghèo đói và dịch bệnh có mối quan hệ gắn kết nhau, vì vậy ngăn ngừa dịch bệnh từ động vật có thể giảm được đói nghèo.

Báo cáo của Cục Phát triển Quốc tế Anh Quốc đã trình bày một danh sách bao gồm những khu vực dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang tồn tại trong thời gian dài và những vùng có nguy cơ đe dọa lây bệnh. Theo bà Grace, điểm nóng về bệnh truyền nhiễm đã được xác định ở 3 quốc gia phải hứng chịu những hậu quả nặng nề từ dịch bệnh gồm Ấn Độ, Ethiopia và Nigeria. Tuy nhiên, thông tin nóng về những dịch bệnh mới gần đây lại rất khác nhau, được phát hiện ở phía tây Hoa kỳ và Tây Âu.

Bà Grace bày tỏ, vấn đề này có thể tồi tệ trong những năm tới khi gia tăng sản xuất các sản phẩm từ thịt để đáp ứng nhu cầu trên phạm vi toàn cầu. Sản xuất vật nuôi trên diện rộng có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan. Một yếu tố khác đó là sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn động vật không chỉ ngăn ngừa và điều trị bệnh mà còn kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, việc xây dựng “hệ thống khuyến khích” để tăng cường các biện pháp tăng trưởng vật nuôi an toàn có lợi hơn là thường xuyên kiểm tra an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, nhiều nông hộ được hướng dẫn và nhận nhiều hỗ trợ khác để chứng tỏ sản phẩm của họ được kiểm dịch an toàn.