Khảo sát và tìm giải pháp quản lý bệnh khảm lá sắn tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trước những diễn biến hết sức phức tạp, mức độ lây lan lớn của bệnh khảm lá sắn tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sáng nay (06.03.2020), đoàn công tác của trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) đã có buổi làm việc, khảo sát thực địa tại huyện Phong Điền.

Đoàn công tác do PGS.TS. Lê Đình Phùng – Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn cùng các nhà khoa học – giảng viên thuộc khoa Nông Học. Về phía huyện Phong Điền có ông Nguyễn Văn Bình – Phó chủ tịch UBND cùng lãnh đạo các đơn vị chức năng.

Lãnh đạo huyện chia sẽ về tình hình dịch bệnh và những khó khăn mà chính quyền và bà con nông dân đang gặp phải
Lãnh đạo huyện chia sẽ về tình hình dịch bệnh và những khó khăn mà chính quyền và bà con nông dân đang gặp phải

Sau khảo sát đánh giá tình hình bệnh hại trên đồng ruộng, lãnh đạo và các đơn vị chức năng huyện Phong Điền đã thông tin về tình hình hiện nay trên địa bàn huyện Phong Điền diện tích nhiễm bệnh khảm lá gần 950 ha/1144 ha sắn đã trồng, gây thiệt hại rất lớn và có thể dẫn đến nguy cơ mất trắng trong vụ này.

Một cây sắn bị nhiễm bệnh
Một cây sắn bị nhiễm bệnh

Qua khảo sát ban đầu, nhóm nhà khoa học trường ĐHNL, ĐHH cũng đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những nhận định ban đầu về sự bộc phát của dịch  bệnh có thể do sử dụng nguồn giống không sạch bệnh, du nhập một số giống tư nơi khác về không qua kiểm nghiệm. Các nhà khoa học trường ĐHNL cũng đã thảo luận với chính quyền địa phương, bà con nông dân những giải pháp để quản lý bệnh hại như: Phương pháp chẩn đoán, sớm phát hiện cây bệnh; Áp dụng các biện pháp sử dụng giống sạch bệnh, giống kháng bệnh để chống bệnh, sử dụng chất kích kháng,các biện pháp canh tác như trồng, chăm sóc, mật độ, xen canh, luân canh …. ; Quản lý môi giới truyền bệnh Bọ phấn…..

Lãnh đạo huyện chia sẽ về tình hình dịch bệnh và những khó khăn mà chính quyền và bà con nông dân đang gặp phải

Một số hình ảnh tại buổi làm việc
Một số hình ảnh tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS. Lê Đình Phùng cho biết nhà trường sẽ đồng hành cùng địa phương để xử lý vấn đề đã nêu trên. PGS.TS. cũng thống nhất với phương pháp nghiên cứu, xử lý mà nhóm nhà khoa học của trường đã đưa ra là phải dùng nhiều biện pháp tổng hợp mới có thể giải quyết một cách triệt để bệnh khám lá sắn. Nhưng cũng nhấn mạnh rằng nhóm nghiên cứu cần đưa ra những giải pháp ngắn hạn, trước mắt ngay trong thời điểm này và chuẩn bị cho vụ tới.

Ông Nguyễn Văn Bình – Phó chủ tịch UBND huyện đánh giá cao và ghi nhận sự đồng hành, trách nhiệm của trường ĐHNL đối với bà con nông dân và chính quyền địa phương huyện Phong Điền để phòng và chống dịch khảm lá sắn. Ông cũng mong muốn trường ĐHNL sẽ sớm khuyến nghị những giải pháp tổng thể để phát triển cây sắn một cách bền vững.

Buổi làm việc đã kết thúc vào 10h cũng ngày.