Biến đổi khí hậu đe dọa đến sản lượng lúa gạo trên thế giới

Biến đổi khí hậu đang làm sản lượng lúa được cho là “Lúa thần”giảm một cách sâu sắc, và có hàng triệu người phải đối mặt nghèo đói ở Châu Á, theo một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Lúa gạo thế giới (IRRI) tại Los Banos, Philippines cho biết.

Theo IRRI (International Rice Research Institute): Sản lượng lúa có tên IR8 phát triển từ thập niên 60, nhưng đến nay đã giảm khoảng 15 phần trăm. Thống kê đó, độc giả có thể xem tại Field Crops Research.

IR8 tăng lần đầu tiên khoảng 9.5 đến 10.5 tấn mét khối lúa/hectare khi sản lượng lúa thế giới trung bình chỉ có khoảng 2 tấn/hectare. Tuy nhiên, theo bài báo của Dr Peng, nhà nghiên cứu về lúa gạo, sản lượng IR8 giảm khoảng 7 tấn/hectare vì thời tiết về đêm lại nóng lên.

IR8 được đánh giá tốt, tuy nhiên sản lượng trung bình của thế giới vẫn còn lấp lửng khoảng 4 tấn/hectare. Bên cạnh đó, thời thiết nóng hơn về đêm, điều này có thể làm giảm sản lượng lúa và môi trường thay đổi khác nhau, như thay đổi đặc tính đất từ việc bảo vệ đất dưới điều kiện ngập lụt và ô nhiễm không khí có thể là các nhân tố tác động làm sản lượng lúa giảm. .

Theo khảo sát ở Field Crops Research, sản lượng IR8 giảm bắt nguồn từ việc thích nghi kém đến điều kiện thay đổi môi trường, duy trì giống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thích nghi về tính đa dạng phát triển mới và môi trường thay đổi tác động tiêu cực đến tính đa dạng của nó so trước đây.

Theo nghiên cứu của Dr Peng đã chỉ ra tầm quan trọng của hướng phát triển nghiên cứu về tính đa dạng lúa lai.Các nghiên cứu khác chỉ ra hơn 57 phần trăm vụ lúa gạo ở Trung Quốc bao gồm cả lúa lai mà nông dân Trung Quốc hiện nay đang trồng lúa lai đó sẽ thu hoạch được khoảng 17 triệu hecta hàng năm. Theo báo cáo của IRRI, có jơn một nửa tổng diện tích lúa của cả nước khoảng 29 triệu hecta. Điều đó làm tăng cường sản lượng lúa của Trung Quốc hơn 6 tấn/hecta. Duy trì giống của tính đa dạng dòng lúa lai thực sự quan trọng vì nó có thể đối mặt với biến đổi khí hậu trong bối cảnh hiện nay.

Không chỉ do nhiệt độ về đêm nóng hơn là nguyên nhân chủ yếu. Theo nghiên cứu về Chiến lược Thích nghi mực nước biển dâng của Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa kỳ cho biết, nếu biến đổi khí hậu toàn cầu làm tăng mực nước biển nhiều bằng một mét của thế kỷ tới trong khi các nhà khoa học về khí hậu tiên đoán có hàng trăm ngàn kilomét vuông ở khu vực đầm lầy và vùng thấp có thể bị ngập. Mặc dù Tổ chức liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết, biến đổi khí hậu sẽ làm mực nước biển dâng khoảng 18-59 cm (0.6-1.9 feet), còn theo thí nghiệm Hải dương học Proudman ở Vương quốc Anh mô tả sự hình thành mới của mực nước biển trong thiên niên kỷ qua, hoặc sẽ tăng 0.8-1.5 mét, dự đoán này gần giống với EPA. Điều này cho thấy nhiều khu vực trồng lúa có thể bị ngập dưới nước biển.

Lũ lụt đe dọa đến đời sống, nông nghiệp, sinh vật và cơ sở hạ tầng. Nước muối sẽ tăng về phía đất liền và giữ nước ở các cửa sông đe dọa đến quá trình cung cấp nước, hệ sinh thái và nông nghiệp ở một vài khu vực, nghiên cứu EPA nhấn mạnh .

Có 8 đến 10 triệu người sống trong một mét thủy triều cao ở khu vực đồng bằng sông Bangladesh, Ai cập và Việt Nam, ba khu vực phát triển lúa gạo quan trọng nhất của thế giới. Chẳng hạn như tại Việt Nam có đất nông nghiệp màu mỡ cùng với một nửa dân số sống ở đồng bằng sông mê kông và sông Hồng.

Theo báo cáo EPA: Đối với các quốc gia không bị tổn thương do mực nước biển dâng, một vài vùng khác bị đe dọa nghiêm trọng, điển hình như Sydney, Thượng Hải, bờ biển Louisiana và một số khu vực phụ thuộc vào nền kinh tế biển hoặc nhạy cảm với sự thay đổi môi trường sống ở cửa sông. Do đó, dân số hiện nay tăng, các vùng bờ biển trên thế giới lại chịu áp lực. Mặt khác, khai thác nguồn tài nguyên làm giảm chức năng và giá trị của khu vực biển ở một số nơi trên thế giới. Vì vậy, khu vực biển bị ô nhiễm ngày càng trở nên bị tổn thương đối với mực nước biển dâng và ảnh hưởng khác của biến đổi khí hậu. Thậm chí mực nước biển dâng nhẹ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân tăng bão. Trong hai năm 2007 và 2008, hai loại bão nhiệt đới Sidr and Nargis xảy ra ở vịnh Bengan và đổ bộ vào Bangladesh và Burma. Với sức gió 260km/giờ, Sidr đã đánh vào Bangladesh kéo dài với vận tốc 215km/giờ, làm sản lượng lúa hàng năm từ 1.4 triệu đến 2 triệu tấn mét khối. Điều này, đòi hỏi chính phủ của quốc gia này nhập khẩu 3,5 triệu tấn lúa vì mức sụt giảm về lúa gạo của nó là từ 2 đến 2,4 triệu. Vào tháng 5 năm 2008, bão Nargis lại đánh vào đồng bằng sông Irrawaddy, trở thành thảm họa thiên nhiên trong lịch sử Burma, làm hư hại ít nhất 200000 hecta. Sản lượng lúa giảm sút ở Burma khoảng 1,5 triệu tấn mặc dù thống kê của chính phủ nước này vẫn chưa đầy đủ.