TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2009

Ngày 15 tháng 11 năm 2008 Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm Huế ra thông báo số 55 TB /ĐHNL/KHĐN về việc tuyển sinh sau đại học năm 2009 tại trường Đại học Nông Lâm Huế.

– Căn cứ quyết định số 1946 /QĐ -SĐH ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho Trường Đại học Nông Lâm Huế.

– Căn cứ quyết định số 45/2008/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.

– Căn cứ công văn 1216/ĐHH-SĐH về việc tuyển sinh sau Đại học năm 2009 của Đại học Huế. Trường Đại học Nông Lâm Huế thông báo năm 2009 sẽ tổ chức thi tuyển sinh 2 đợt (Tháng 2 và tháng 8 năm 2009) và Đào tạo sau Đại học như sau:

Hệ Cao học: Tuyển sinh đào tạo 7 chuyên ngành: Trồng trọt, Chăn nuôi, Quản lý đất đai, Thú Y, Lâm học, chuyên ngành Kỹ thuật máy & Thiết bị cơ giới hoá Nông Lâm Nghiệp và chuyên ngành Phát triển nông thôn.

Hệ Nghiên cứu sinh: Tuyển sinh đào tạo cho 2 chuyên ngành: Kỹ thuật Trồng trọt và Chăn nuôi động vật nông nghiệp.

I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO:

1. Đào tạo Thạc sĩ: Hệ tập trung 2 năm và Hệ không tập trung 3 năm cho các chuyên ngành trên.

2. Đào tạo Tiến sĩ:

– Hệ tập trung: Từ 2 – 3 năm đối với người có bằng Thạc sĩ

– Hệ không tập trung: Từ 3 – 4 năm đối với người có bằng Thạc sĩ.

II. ĐIỀU KIỆN DỰ THI:

1. Điều kiện dự thi vào Cao học:

– Có bằng tốt nghiệp Đại học ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi. Nếu có bằng tốt nghiệp Đại học hệ chính quy chuyên ngành gần với ngành đăng ký dự thi cần học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương. Nếu có một bằng đại học Chính quy dài hạn và có một bằng thứ hai cùng nhóm chuyên ngành với bằng thứ nhất thuộc hệ chính quy ngắn hạn, hệ tại chức dài hạn, hoặc mở rộng thì được dự thi vào Cao học theo ngành của bằng thứ hai không phải bổ túc kiến thức.

– Cần có ít nhất hai năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi, riêng những người có bằng Đại học chính quy và không chính quy xếp loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp Đại học.

2. Điều kiện dự thi vào Nghiên cứu sinh:

– Có bằng Thạc sĩ đúng ngành và phù hợp với ngành đăng ký dự thi; Hoặc có bằng Thạc sĩ ngành gần với ngành đăng ký dự thi; hoặc có bằng Thạc sĩ ngành khác và có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy đúng ngành hoặc ngành phù hợp; hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy đúng ngành loại giỏi trở lên.

– Người có bằng Thạc sĩ cần ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học nội dung phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự thi.

– Điều kiện thâm niên công tác: Người dự thi Nghiên cứu sinh cần có ít nhất hai năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và hoạch định chính sách.

III. CÁC MÔN THI TUYỂN:

1. Thi tuyển Cao Học: Thí sinh cần dự thi 3 môn:

– Ngoại ngữ: Anh văn trình độ B.

– 01 môn cơ bản và 01 môn cơ sở, phụ thuộc vào chuyên ngành dự thi như sau:

STT

Chuyên ngành dự thi

Môn cơ bản

Môn cơ sở

1

Trồng trọt

Toán thống kê xác suất

Sinh lý thực vật

2

Chăn nuôi

Toán thống kê xác suất

Sinh lý gia súc

3

Quản lý đất đai

Toán thống kê xác suất

Trắc địa

4

Thú Y

Toán thống kê xác suất

Sinh lý gia súc

5

Lâm học

Toán thống kê xác suất

Sinh thái và Lâm sinh

6

Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hoá Nông lâm nghiệp

Toán cao cấp

Sức bền vật liệu

7

Phát triển nông thôn

Toán thống kê xác suất

Hệ thống nông nghiệp

2. Thi tuyển Nghiên cứu sinh: Thí sinh cần dự thi các môn sau.

Chuyên ngành dự thi

Môn chuyên ngành

Ngoại ngữ

Đề cương nghiên cứu

Kỹ thuật Trồng trọt

Trồng trọt chuyên khoa (Chương trình Cao học)

Anh văn C

Bảo vệ đề cương

nghiên cứu

Chăn nuôi động vật nông nghiệp

Giống và thức ăn vật nuôi (Chương trình Cao học)

Anh văn C

Bảo vệ đề cương

nghiên cứu

* Những thí sinh thuộc diện sau được miễn thi ngoại ngữ:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành tiếng Anh.

– Có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ dùng trong đào tạo là tiếng Anh.

– Có chứng chỉ TOEFL ITP 400, iBT 32 hoặc IELTS 4,5 trở lên trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày nộp hồ sơ.

IV. CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:

Những thí sinh sau đây thuộc diện ưu tiên (Được cộng thêm 01 điểm) cho môn ngoại ngữ và 01 điểm cho môn cơ bản): Thương binh; thuộc đồng bào các dân tộc ít người; hiện đang công tác tại khu vực Miền núi, vùng cao, vùng sâu và Hải đảo.

V. HỒ SƠ DỰ THI TUYỂN: Mỗi thí sinh phải nộp đầy đủ các hồ sơ như sau.

– 01 Đơn xin dự thi NCS hoặc Cao học (Theo mẫu của trường), trong đơn ghi rõ đăng ký chuyên ngành, hình thức đào tạo (tập trung hay không tập trung), cam kết tuân thủ quy chế sau khi trúng tuyển vào học.

– 01 sơ yếu lý lịch (Theo mẫu của trường) có xác nhận cơ quan, hoặc chính quyền địa phương.

– 02 Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp Đại học, bảng điểm đại học nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp, bằng thạc sĩ và bảng điểm thạc sĩ (đối với người dự thi đào tạo Tiến sĩ). Nếu thuộc diện phải bổ túc kiến thức thì cần có các chứng chỉ bổ túc kiến thức. Nếu thuộc diện miễn thi ngoại ngữ thì cần có chứng chỉ ngoại ngữ.

– Đối với đăng ký dự thi Nghiên cứu sinh thì cần có 01 bản khai các công trình khoa học đã được công bố (có photocopy các công trình đó).

– 01 công văn cơ quan chủ quản giới thiệu đi thi và đi học (nếu là cán bộ viên chức).

– 01 giấy xác nhận sức khỏe của một bệnh viện đa khoa.

– Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).

– 02 ảnh (3×4), 05 bì thư dán tem ghi sẵn địa chỉ liên lạc.

Tất cả các loại giấy tờ trên đựng trong một túi hồ sơ cỡ 25 x 35cm.

VI. THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ VÀ THI TUYỂN:

Đợt 1:

– Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 25 / 11 / 2008 đến ngày 20 / 1 / 2009 (Lệ phí xử lý hồ sơ là 50.000 đồng).

– Sau khi nhận hồ sơ, trường sẽ tổ chức bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn đề cương để dự thi tuyển Cao học (Thời gian hướng dẫn ôn tập thi tuyển từ ngày 1 tháng 12/2008 đến 15 tháng 2 năm 2009. Nếu học viên không có nhu cầu ôn tập có thể không tham gia).

– Lịch thi tuyển đợt 1 dự kiến cuối tháng 2 năm 2009 và bắt đầu khóa học vào tháng 10 năm 2009.

Đợt 2:

– Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 1/3 / 2009 đến ngày 1/ 6 / 2009 (Lệ phí xử lý hồ sơ là 50.000 đồng).

– Sau khi nhận hồ sơ, trường sẽ tổ chức bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn đề cương để dự thi tuyển Cao học (Thời gian hướng dẫn ôn tập thi tuyển từ ngày 1 tháng 5/2009 đến 30 tháng 7 năm 2009. Nếu học viên không có nhu cầu ôn tập có thể không tham gia).

– Lịch thi tuyển đợt 2 dự kiến tháng 8 năm 2009 và bắt đầu khóa học vào tháng 10 năm 2009

Nơi nhận hồ sơ:

Phòng Quản lý Khoa học & Đối Ngoại

Trường Đại học Nông Lâm Huế.

102 Phùng Hưng – Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

(Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ Phòng Quản lý Khoa học & Đối ngoại, theo địa chỉ trên hoặc qua điện thoại: 054.3525049; DĐ 0914078930 hoặc Fax: 054.3524923; Email: huaf@dng.vnn.vn , huaf@huaf.edu.vn )