Bản tin KH&CN: Nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế “Đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn nuôi trâu ở nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế” ; Mã số: DHH2016-02-75

Chiều ngày 28/9/2018, tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đã diễn ra buổi nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế.

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng và các nhà chuyên môn đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài với kết quả xếp loại: TỐT. 

 1.   Thông tin chung

  • Tên đề tài: Đánh giá thực trạng và hiệu quả chăn nuôi trâu ở nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

1.2. Mã số: DHH2016-02-75

  • Chủ nhiệm đề tài: Dương Thanh Hải
  • Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
  • Thời gian thực hiện: 1/2016-12/2017

2.  Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi trâu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.  Tính mới và sáng tạo

Đây là nghiên cứu đầu tiên để đánh giá hệ thống chăn nuôi trâu ở Thừa Thiên Huế.

4.  Kết quả nghiên cứu

Điều tra đã được thực hiện trên 121 hộ ở 2 xã đại diện cho vùng ven phá Tam Giang, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá hiện trạng chăn nuôi trâu, khả năng sinh sản, hiệu quả kinh tế của trâu ở trong nông hộ và đề xuất một số giải pháp để phát triển đàn trâu nuôi trong nông hộ. Kết quả điều tra cho thấy quy mô chăn nuôi chủ yếu là 3-4 con, chiếm 43,8% và 5-6 con, chiếm 21,5%. Cơ cấu đàn trâu: 37,26% nghé <12 tháng tuổi;

14,15% trâu 12-24 tháng tuổi; 47,41% trâu cái sinh sản >24 tháng và 1,18% đực giống. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả trên bãi và trên ruộng lúa sau thu hoạch. Nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên và rơm. Tất cả các hộ phỏng vấn đều thiếu thức ăn cho trâu 4-6 tháng/năm và tập trung chủ yếu từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau. Để khắc phục tình trạng thiếu thức ăn người dân đã bổ sung rơm và một số phụ phẩm nông nghiệp khác (lá lạc, thân cây ngô, …) tại chuồng cho trâu. Ngoài ra, có 39 hộ (chiếm 32,23%) đã trồng lúa chịu mặn để làm thức ăn cho trâu. Người dân đã quan tâm đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trâu như làm chuồng trại kiên cố, tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng.

Khả năng sinh sản của đàn trâu ở ven phá Tam Giang là khá lý tưởng, tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu trong khoảng ở 3-3,5 năm tuổi chiếm 82,46%, khoảng cách lứa đẻ chủ yếu trong

khoảng 12-14 tháng chiếm 79,58% và khoảng cách lứa đẻ trung bình là 14,8 tháng. Trâu đẻ quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào mùa thu và mua đông, từ tháng 7 đến tháng 10.

Tổng chi phí cho chăn nuôi trâu năm 2016 ở các hộ phỏng vấn là 3,8 triệu đồng, và tổng thu từ chăn nuôi trâu là 22,6 triệu đồng/hộ/năm. Vậy thu nhập từ nuôi bò (kể cả công lao động) là 18,7 triệu đồng/năm, hộ có thu nhập cao nhất từ chăn nuôi trâu là 78,5 triệu đồng.

Thiếu đực giống tốt, thiếu thức ăn, và thiếu chính sách phát triển chăn nuôi trâu là 3 khó khăn lớn nhất của các hộ chăn nuôi ở đây. Các giải pháp được đề xuất nhằm phát triển chăn nuôi trâu ở vùng ven phá Tam Giang là chuyển đổi đất lúa 1 vụ, đất màu kém hiệu quả sang trồng cỏ; thiết lập bãi chăn thả tập trung; tăng cường luân chuyển đực giống giữa các vùng; và thiết lập một số chính sách như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hỗ trợ đực giống và giống cỏ.

  1. Các sản phẩm của đề tài (số lượng, tên gọi, thông tin vắn tắt của mỗi loại sản phẩm; xóa đi mục nào không có thông tin)

5.1.  Sản phẩm khoa học:

Bài báo khoa học: 01

5.2.  Sản phẩm đào tạo:

Thạc sỹ: 01

Đào tạo cử nhân/kỹ sư: 02

5.3.  Sản phẩm ứng dụng:

  • Sản phẩm khác:

Phóng sự: 01 phó sự tình hình chăn nuôi trâu ở Quảng Điền

Hội thảo chia sẻ thông tin và nhận phản hồi từ lảnh đạo và người dân địa phương

6.  Các đóng góp, khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

  • Kết quả nghiên cứu là nguồn cung cấp thồn tin hữu ích cho các nhà khoa học, nhà quản lý về hiện trạng chăn nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Kết quả nghiên cứu là cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi trâu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu sẽ được chuyển giao đến các cơ quan liên quan, cán bộ địa phương và người dân tại địa bàn nghiên cứu thông qua hội thảo, tham quan, tập huấn và mô hình trình diễn.

Để biết thêm chi tiết về nghiên cứu và thảo luận hợp tác phát triển KHCN từ đề tài, xin liên hệ Phòng KHCN-HTQT, Đại học Nông Lâm – ĐHH qua email: khcn-htqt@huaf.edu.vn hoặc điện thoại 0234.3537292