Nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế “Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy, tách chiết và xác định cấu trúc của exopolysaccharide từ một số chủng Lactobacillus plantarum”; Mã số: DHH2016-02-78

Nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế “Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy, tách chiết và xác định cấu trúc của exopolysaccharide từ một số chủng Lactobacillus plantarum” Mã số: DHH2016-02

Sáng ngày 9/4/2018, tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đã diễn ra buổi nghiệm thu chính thức đề tài KH&CN cấp Đại học Huế.

Tại buổi nghiệm thu đề tài, các thành viên Hội đồng và các nhà chuyên môn đã đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài và kết quả xếp loại: TỐT.

1. Thông tin chung:

Tên đề tài:Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy, tách chiết và xác định cấu trúc của exopolysaccharide từ một số chủng Lactobacillus plantarum.

– Mã số:DHH2016-02-78

– Chủ nhiệm: Th.S Trần Bảo Khánh.

– Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.

– Thời gian thực hiện:1/2016-12/2017

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Xác định điều kiện để thu nhận hàm lượng exopolysaccharide cao từ một số chủng Lactobacillus plantarum và phân tích một phần cấu trúc của nó.

2.2. Mục tiêu cụ thể

– Quy trình nuôi cấy và tách chiết exopolysaccharide của một số chủng Lactobacillus plantarum.

– Xác định được thành phần đường, tỷ lệ các loại đường và khối lượng phân tử của một số exopolysaccharide thu nhận được.

3. Tính mới và sáng tạo:

– Cung cấp thông tin về khả năng sinh tổng hợp exopolysaccharide của các chủng vi khuẩn lactic phân lập từ…..

-Lần đầu tiên ở Việt Nam, xây dựng được quy trình thu nhận exopolysaccharide trong phòng thí nghiệm của một số chủng Lactobacillus plantarum (Lactobacillus plantarum W1, Lactobacillus plantarumW12 và Lactobacillus plantarum T10)nghiên cứu.

– Tạo ra được chế phẩm exopolysaccharide và xác đinh được một phần cấu trúc (khối lượng phân tử, thành phần và tỷ lệ đường…) từ các chủng trên.

4. Kết quả nghiên cứu:

Kết quả 1: Khảo sát được khả năng sinh exopolysaccharide của một số chủng Lactobacillus plantarum.

Đã khảo sát được khả năng sinh tổng hợp exopolysaccharide của 7 chủng Lactobacillus plantarum được phân lập từ một số nguồn khác nhau. Từ đó, chúng tôi chon 3 chủng có khả năng sinh exopolysaccharide cao nhất là L. plantarum W1(97,435mg/mL), L. plantarum W12 (90,280g/mL) và L. plantarum T10 (140,443mg/mL) để làm đối tượng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Kết quả 2: Tối ưu hóa được thành phần môi trường nuôi cấy để các chủng Lactobacillus plantarumnghiên cứu sinh tổng hợp exopolysaccharide cao.

– L. plantarum W1: môi trường MRS có bổ sung 5% lactose, 0,3% cao nấm.

– L. plantarum W12: môi trường MRS có bổ sung 5% lactose, 0,3% cao nấm.

– L. plantarum T10: môi trường MRS có bổ sung 4% lactose, 0,4% cao nấm.

Kết quả 3: Xác định được điều kiện nuôi cấy để các chủng Lactobacillus plantarum nghiên cứu sinh tổng hợp exopolysaccharide cao.

– L. plantarum W1: môi trường có pH 6, mật độ tế bào gieo cấy ban đầu 106 cfu/mL, lên men ở 40oC trong 36 h.

– L. plantarum W12: môi trường có pH 6, mật độ tế bào gieo cấy ban đầu 106 cfu/mL, lên men ở 40oC trong 60 h.

– L. plantarum T10: môi trường có pH 5,5, mật độ tế bào gieo cấy ban đầu 106cfu/mL, lên men ở 35oC trong 48 h.

Kết quả 4: Xác định được điều kiện tách chiết exopolysaccharide từ dịch nuôi cấy của các chủng Lactobacillus plantarum nghiên cứu

– L. plantarum W1: Sử dụng 20% TCA để loại bỏ protein và kết tủa EPS bằng ethanol với tỷ lệ ethanol : dịch lên men là 1:1 trong 24 h. EPS thu nhận được ký hiệu là EPS-W1có khối lượng là 446,175 mg/L.

– L. plantarum W12: Sử dụng 25% TCA để loại bỏ protein và kết tủa EPS bằng ethanol với tỷ lệ ethanol : dịch lên men là 1:1 trong 24 h. EPS thu nhận được ký hiệu là EPS-W12 có khối lượng là 456,215 mg/L.

– L. plantarum T10: Sử dụng 20% TCA để loại bỏ protein và kết tủa EPS bằng ethanol với tỷ lệ ethanol : dịch lên men là 1:1 trong 24 h. EPS thu nhận được ký hiệu là EPS-T10 có khối lượng là 453,248mg/L.

Kết quả 5: Xác định được một phần cấu trúc phân tử của các exopolysaccharide thu nhận được.

EPS-W1, exopolysacchride thu nhận được từ L. plantarum W1, có khối lượng phân tử là 1,11×105 Da, thành phần đường bao gồm D-glucose, D-mannose và D-galactose với tỷ lệ tương ứng là 60,79%, 33,49% và 5,72%.

EPS-W12, exopolysacchride thu nhận được từ L. plantarum W12, có khối lượng phân tử là 1,0268×105 Da, thành phần đường bao gồm D-glucose, D-mannose và D-galactose với tỷ lệ tương ứng là 56,01%, 40,44% và 3,54%.

5. Sản phẩm:

5.1. Sản phẩm khoa học

* Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước:02

(1). Trần Bảo Khánh,Đỗ Thị Bích Thủy,Đoàn Thị Thanh Thảo(2016),Optimal conditions for high exopolysaccharide production by Lactobacillus plantarum T10,Tạp chí Khoa học Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số 52 (44), 10-47.

(2). Trần Thị Ái Luyến, Trần Bảo Khánh,Đỗ Thị Bích Thủy,Trần Thị Văn Thi (2017),Nghiên cứu điều kiện tách chiết và đặc điểm về cấu trúc của các exopolysaccharide sinh tổng hợp từ Lactobacillus fermentum MC3 và Lactobacillus plantarum W12,Tạp chí Hóa học, Số 55 (4E23), 243-249.

5.2. Sản phẩm đào tạo:

Đào tạo 1 thạc sĩ ngành Công nghệ thực phẩm và 3 kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm.

(1). Trần Thị Diệu Hồng (Cao học CNTP K20). Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường lactose bổ sung đến khả năng sinh tổng hợp exopolysaccharide của một số chủng Lactobacillus plantarum được tuyển chọn và khảo sát ứng dụng trong lên men sữa. GV hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Bích Thủy.

(2). Phan Thị Phương (CNTP45). Nghiên cứu xác định điều kiện thích hợp để để tách chiết EPS từ dịch nuôi cấy Lactobacillus plantarum R9, T10. GV hướng dẫn: Th.S. Trần Bảo Khánh.

(3). Võ Tịnh Quý (CNTP45). Nghiên cứu xác định điều kiện thích hợp để tách chiết exopolysacharide từ dịch nuôi cấy Lactobacillus plantarum W1, W12. GV hướng dẫn: PGS.TS Đỗ Thị Bích Thủy.

(4). Ngô Thị Khánh Ly (CNTP 46). Xác định một phần cấu trúc và tính chống oxy hóa của EPS từ Lactobacillus plantarum W1, W12 được phân lập từ dịch whey sữa đậu nành. GV hướng dẫn: Th.S. Trần Bảo Khánh.

5.3. Các quy trình công nghệ

– Quy trình công nghệ nuôi cấy, thu nhận exopolysaccharide từ Lactobacillus plantarum W1 ở quy mô phòng thí ngiệm.