Nâng cao chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành nông nghiệp phục vụ hội nhập ở Việt Nam

Nâng cao năng lực nghiên cứu của các trường viện Nông-Lâm-Ngư phục vụ hội nhập, theo hướng theo nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình độ tiếp nhận của nông dân và các công ty là một thách đố lớn, nhưng đang được bộ Nông nghiệp và PTNT mong đợi. Đây cũng là sứ mạng của ngành trong thời kỳ hội nhập để có đủ tầm, đáp ứng cho sản suất nông nghiệp không chỉ phục vụ cho an toàn lương thực (food recurity) mà còn góp phần thiết thực cho phát triển kinh tế đối ngoại, kinh tế hàng hóa đối ngoại của nước ta với tiêu chí chất lượng và sạch (food quality and safety). Mục tiêu trước mắt là cung cấp sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, chất lượng cao đủ để cạnh tranh với hàng hóa của các nước Asia và lâu dài với cộng đồng kinh tế thế giới.

Ngành nông nghiệp Việt Nam có truyền thống lâu đời, mà biểu tượng là “nền văn minh lúa nước”. Nhờ vậy, mà trải qua nhiều biến động của thời gian, nhất là các cuộc chiến tranh xâm lăng của ngoại bang, nước ta vẫn “thực túc binh cường” và nền văn minh lúa nước từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh vẫn cứ mãi là điểm sáng bên bờ biển Đông.

Trước đây nhà nông ta lo gạo cho chiến tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, thì nay ngoài nhiệm vụ ấy, còn phải lo cho dân no ấm, khi khí hậu toàn cầu đang thay đổi. Theo cảnh báo của FAO, nếu nước biển dâng cao (dự báo dâng cao lên 1 m) thì 1/3 diện tích canh tác ở các đồng bằng ven biển nước ta, nhất là Đồng bằng Sông Cửu long sẽ bị ngập nước biển. Hạn hán, bão lụt, động đất, sóng thần, dịch bệnh nguy hiểm như cúm type A/H5N1 đang ngày càng có những diễn biến phức tạp với cường độ và tần suất khó lượng định. Tất cả những nguy cơ đó đang đặt gánh nặng cho nhà nông và với vai trò là Bộ chủ quản, chúng ta đang đứng trước những thách đố vô cùng khó khăn. Những nguy cơ tiềm ẩn về khí hậu thời tiết và những đòi hỏi phát triển nông nghiệp trình độ cao để phục vụ hội nhập, Bộ đánh giá cao vai trò của các nhà khoa học ở các viện-trường trong và ngoài Bộ. Sự ra tay của các nhà khoa học để xây dựng chương trình Tam Nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) sẽ đóng vai trò then chốt cho hoạch định chính sách nông nghiệp để đưa nền nông nghiệp nước nhà vững bước phát triển đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu.

ĐỘNG LỰC ĐỔI MỚI

Sau khi gia nhập vào tổ chức WTO, Đảng và Nhà nước Việt nam bằng hành động đã khẳng định rằng: giá trị của sự phát triển quốc gia là Đổi mới và Hội nhập. Bộ Nông nghiệp và PTNT trong chiến lược phát triển của mình đã khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ là chìa khóa để phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn nước ta và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.

Đối với các trường viện Nông – Lâm – Ngư, việc xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thích hợp đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của các nhà khoa học, quản lý khoa học để nâng mặt bằng chung về trình độ các bộ khoa học nông nghiệp ngang tầm quốc gia và hướng tới ngang tầm khu vực Asia. Những đòi hỏi của thực tiễn buộc chúng ta phải thay đổi nhận thức là: không chỉ lấy số lượng các tiến sỹ hay thiết bị máy móc thí nghiệm hiện đại để đánh giá năng lực của đơn vị, mà còn phải lấy chất lượng, hàm lượng “chất sám” trong các kết quả nghiên cứu và đặc biệt là các sản phẩm khoa học được ứng dụng trong sản xuất làm thức đo giá trị và thương hiệu của đơn vị.

Chọn lựa cách tiếp cận nghiên cứu mới dựa vào đơn đặt hàng của các địa phương và các công ty để giải quyết những vấn đề thực tiễn bức xúc nhất của sản xuất dưới sự giám sát của pháp luật là hướng tiếp cận đầu tư mới mà Bộ đang cân nhắc thay đổi chính sách theo hướng này. Các chế tài mới giám sát thực thi các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo đơn đặt hàng của sản xuất sẽ được ban hành trong thời gian tới để thiết bị và kinh phí nghiên cứu được đưa đúng tới đơn vị nghiên cứu và các nhà khoa học tài năng, tâm huyết với sự phát triển nông nghiệp của quốc gia dân tộc.

Chúng ta không chỉ bằng nhận thức ra vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, mà còn phải xây dựng lộ trình cho từng mũi nhọn nghiên cứu và cho sự phát triển của toàn ngành với các kết hoạch phát triển và lộ trình phát triển dài hơi 10 năm 20 năm và xa hơn nữa. Thật vậy với cách tiếp cận cấp vốn đầu tư kinh phí như hiện nay đã bộc lộ nhiều điểm yếu, vì trong xã hội nông nghiệp của ta hiện đã chia nhỏ thành quá nhiều nhóm chức năng (đi kèm theo còn gọi là các nhóm lợi ích khác nhau). Vì vậy tổ chức nào (viện, trường, khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, thủy lợi v.v) cũng đòi hỏi kinh phí để có việc làm và duy trì sự hoạt động của bộ máy. Điều này là chính đáng, nhưng hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Vì hai lý do chính sau (i) Có thể ví kinh phí cho nghiên cứu và hoạt động chuyển giao công nghệ như đổ nước vào vòi dẫn đến ruộng, nước thì ít mà vòi thì dài vì vậy nước đưa đến ruộng chẳng đáng là bao, vì phần lớn nước đọng trong vòi (ii)

TẦM NHÌN 2050

Sản suất nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch cả về quy mô và phương thức sản suất do những sự thay đổi chính sau:

Giá dầu mỏ và các năng lượng hóa thạch khác sẽ tăng cao vì trữ lượng dầu mỏ của thế giới sẽ cạn kiệt trong 50 – 70 năm nữa tùy mức độc khai thác. Vì vậy giá phân bón và nông dược sẽ tăng giá rất cao và hoàn toàn phụ thuộc vào giá dầu mỏ thế giới. Nhà nông còn sử dụng nhiều các nông dược chế từ dầu mỏ, thì còn gặp nhiều khó khăn về giá đầu vào của sản xuất.

Giá lương thực thực phẩm cho con người và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao còn do xu thế thế giới sử dụng ethanol chế từ ngũ cốc (ngô) pha vào xăng, săng sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giá ngũ cốc hay giá năng lượng sinh học biomass energy sẽ tăng rất cao cho tới khi ngang với mặt bằng giá thế giới. Câu hỏi đặt ra là khi thu nhập bình quân đầu người của ta còn quá thấp so với các nước phát triển, thì nhà nông sẽ gặp khó khăn hay thuận lợi? Khó khăn nếu tiếp tục sản suất dự vào nông dược chế từ dầu mỏ, thuận lợi nếu biết thay thế cách canh nông mới ít phụ thuộc vào dầu mỏ. Trước mắt, trong 10 năm tới giá lương thực thực phẩm tăng do giá dầu tăng, thì thuận lợi nhiều hơn khó khăn, vì mặt bằng giá nông sản tăng, thu hút nông dân phát triển sản xuất. Lâu dài, thì khó khăn vì mức thu nhập của đầu người đến 2020 ở nước ta sẽ đạt trung bình của thế giới, thì giá lao động tăng lên, hơn nữa giá dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vì vậy sẽ cản trở cho định hướng trồng trọt và chăn nuôi tập trung theo xu thế thâm canh chiều sâu.

Dịch bệnh nhất là các bệnh truyền lây từ gia súc sang người như bệnh cúm gà type A (H5N1) bird flue, bệnh bò điên mad cow disease và nhiều bệnh nguy hiểm khác có nguy cơ bùng phát với diễn biến phức tạp không thể lường trước được. Điều này buộc nhà nước phải có quy hoạch nuôi gia súc gia cầm tập trung ở những vùng mật độ dân cư thưa để kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho dân chúng.

Hội nhập WTO đồng nghĩa với các công ty nông nghiệp nước ngoài sẽ được phép vào làm ăn và đầu tư ở nước ta, bình đẳng như những công ty khác trong nước và nông nghiệp tập trung quy mô lớn sẽ là xu thế tất yếu. Giải quyết khâu “dồn điền đổi thửa” và công ăn việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn sẽ đặt ra và sẽ có khái niệm mới “người giàu thành thị làm phát triển nông thôn”. Họ là các nhà giàu, các tổng công ty nhà nước, hoặc các công ty nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Các tổng công ty với vốn lớn và hoạt động đa lĩnh vực mới đủ sức để làm thay đổi cơ sở hạ tầng nông thôn và tạo ra công ăn việc làm cho nông thôn vào những năn 2050.

Khí hậu thời tiết trong nhiều năm tới còn biến động do ảnh hưởng của hiệu ứng trái đất nóng lên globle warming và hậu quả là thiên tai như hạn hán hoặc bão lụt sẽ xuất hiện với tần suất và cường độ khó lường, làm cho sản xuất nông nghiệp thêm bội phần khó khăn và là yếu tố tăng giá hàng nông sản bất thường. Trước mắt yếu tố này làm cho ngành nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro, về lâu dài sẽ thiết lập nên trạng thái cân bằng mới về cây con.

Khi cuộc khủng khoảng nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch và dầu mỏ đạt đến đỉnh cao trong 10 năm tới (khoảng năm 2018), thì Thế giới thứ 3 hay các nước đang phát triển developing countries sẽ có cơ hội phát triển hơn các nước Âu Mỹ. Vì sao vậy? Vì lúc đó nước nào giàu ánh nắng mặt trời, số gờ nắng trong năm nhiều sẽ ít bị ảnh hưởng của khủng khoảng năng lượng hóa thạch. Sử dụng năng lượng mặt trời trong nông nghiệp để sản xuất biomass là yếu tố bền vững, nhà nông ít bị ảnh hưởng nhất bởi toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển đều nằm gần xích đạo, trước đây và hiện nay còn nghèo, nhưng sẽ giàu khi nguồn năng lượng hóa thạch dầu mỏ cạn kiệt.

Câu hỏi đặt ra là giá lương thực thực phẩm đang và sẽ tăng cho tới khi nào ngang với mặt bằng giá quốc tế mới dừng, thì đối sách trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp sẽ như thế nào? Trong hoàn cảnh phần lớn các nông hộ chăn nuôi của ta là còn nhỏ lẻ và trình độ chăn nuôi thấp, thì làm thế nào hạn chế được ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đời sống của nông dân nghèo? Chúng tôi cho rằng đối với nông nghiệp cơ hội nhiều hơn thách thức, nhất là cơ hội cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nông nghiệp trong tương lai. Giá lương thực và thực phẩm tăng và lao động rẻ là cơ hội cho bất cứ ngành nghề nào trong nông nghiệp đang muốn phát triển.

Những năm tới đối với chăn nuôi và ngành nông nghiệp ở nước ta vẫn cần phải có hai cách tiếp cận độc lập đó là:

– Tiếp cận với công nghệ tiến tiến của các nước để phát triển chăn nuôi hàng hóa với ý nghĩa là nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuẩn thương mại quốc tế và thực phẩm sạch (food safety) để tăng giá bán nông sản. Nói theo ngôn ngữ kinh tế là hàng hóa đủ sức cạnh tranh quốc tế. Xu hướng này đang được nhà nước ưu tiên và đầu tư lớn. Điều này giải thích tại sao các nhà quản lý đang nóng lòng chờ đợi các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các trường viện đủ tầm để đăng ký bản quyền và thương mại hóa. Hiện nay đây được coi là điểm yếu, nếu không nói là tụt hậu của chúng ta vì làm theo cách tiếp cận này cần có đầu tư lớn, liên tục và tập trung.

– Tiếp cận phát triển chăn nuôi bền vững với ý nghĩa tận dụng tài nguyên lao động và nguyên liệu bản địa để phát triển chăn nuôi và coi chăn nuôi như một công cụ để xóa nghèo (food securety). Khía cạnh này là thế mạnh của khoa vì trong những năm qua nhờ hợp tác nghiên cứu với Thụy Điển và nhiều nước khác chúng ta đã có kinh nghiệm.

Điểm mạnh trong nghiên cứu phát triển bền vững của khoa sẽ tiếp tục phát huy và điểm yếu trong tiếp cận với tiêu chí chất lượng và thực phẩm sạch đang là thách đố và sẽ được khoa tập trung tài lực nghiên cứu phục vụ hội nhập.

Xem chi tiết