Tại sao tổn thất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu là các mối đe dọa ngang nhau

Kể từ cuộc họp thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janero (Brazin) năm 1992, giới truyền thông và nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ đã trao đổi vấn đề nóng bỏng về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và đa dạng sinh học.

Nếu thiếu sự bảo vệ cũng như tăng cường bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng và các hệ thống khác thì chúng ta đối mặt với tổn thất lớn về môi trường sống chung của con người. Các hệ sinh thái này có thể giảm thiểu sự phát thải carbon, cố định cácbon trên diện rộng với nguồn năng lượng nhiều hơn.

May mắn thay, năm 2010 là năm Đa dạng sinh học liên quan đến 1500 tổ chức của hơn 90 tổ chức chính phủ và 388 tổ chức phi chính phủ và 21 cơ quan của UN tăng cường nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học. UN đã công bố khoảng thời gian 10 năm (từ năm 2011 đến 2020) là thập niên quốc tế về Đa dạng sinh học. Trong số các thỏa thuận trong cuộc họp lớn chính ở Nagoya (Nhật Bản) vào hồi tháng 10 /2009 của UN là cam kết từ 191 quốc gia tăng cường cứu lấy hành tinh về bảo tổn đa dạng sinh học đối với 17% tổng diện tích là bề mặt đất và 10% tổng diện tích của đại dương.

Nguồn: http://cienciasnaturaleslazafra1eso.wikispaces.com/

Có lẽ điều quan trọng hơn là nâng cao nhận thức về giá trị sức khỏe và kinh tế đối với con người của sự tổn thất về đa dạng sinh học, không chỉ là liên quan đến phá rừng, ước tính mất từ 3-4 tỉ USD hàng năm. Có nhiều tổn thất thực sự mà các Bộ Tài chính và WB chỉ có thể lắng nghe nhưng khó có thể ước tính cụ thể được.

Điều quan trọng nhất đó là con người có thể xem đa dạng sinh học là phần cứu lấy các loài đang đối mặt nguy hiểm hoặc thiết lập môi trường tự nhiên như vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển. Tuy nhiên, sự thật là đa dạng sinh học là vấn đề của tầm quan trọng của tất cả lý do như về xu hướng kinh tế, hay kể cả vấn đề giảm thiểu lũ lụt và hạn hán đến việc cung cấp dược liệu.

Triển vọng mới này đã được thảo luận và nêu ra trong cuộc thỏa thuận quốc tế mới gần đây. Các chính phủ kêu gọi trong các báo cáo hiện trạng vốn tài nguyên thiên nhiên. Thảo luận này kêu gọi các tổ chức cá nhân nhìn vào hoạt động của họ và trong mối tương quan đến ảnh hưởng đa dạng sinh học quốc gia và khu vực liên quan đến các hoạt động hợp tác và nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn có những tiếng nói lạc dòng trong dư luận khi nhiều nhà khoa học xem sự tổn thất đa dạng sinh học như là một mối đe dọa thậm chí lớn hơn biến đổi khí hậu, một số dư luận khác lại chưa thấy tầm quan trọng của vấn đề này từ các cấp lãnh đạo của các quốc gia.

Mục đích đầu tiên từ cuộc họp ở Nagoya là lời kêu gọi nhân loại hiểu rõ thêm tầm quan trọng của đa dạng sinh học cho đến năm 2020. Đó là một sự nổ lực không đơn giản của cuộc cách mạng cho những năm tới. Chủ đề này cần được bao gồm khung chương trình giáo dục với tất cả cấp độ trong các cộng đồng cư dân và các cấp lãnh đạo các quốc gia. Nó đòi hỏi tầm nhìn từ trách nhiệm của chính phủ và nền kinh tế để bảo đảm vấn đề này sẽ và phải được đặt ra theo mục đích tạo lập nền kinh tế xanh một cách thành công hơn. Nó cũng sẽ mong đợi sự thay đổi về nhận thức trong đa số các nhà biên tập và nhà sản xuất truyền thông vì điều này không chỉ liên quan đến khán giả mà còn là tin tức trung tâm sẽ điều hành thập niên sắp tới này.