Sản xuất giống cá rô đầu vuông

Dự án Sản xuất thử nghiệm  cá rô đầu vuông (Anabas testudineus, Bloch 1792) tại Viện Nghiên cứu và Phát triển trường Đại học Nông Lâm Huế“, do nhóm cán bộ giáo viên khoa Thủy sản  trường Đại học Nông Lâm thực hiện, đến nay về cơ bản đã thành công và chúng tôi khẳng định rằng quy trình công nghệ sản xuất nhân tạo cá rô đầu vuông đã tập huấn chuyển giao cho KS. Huỳnh Văn Vì  thuộc cán bộ Viện là phù hợp với điều kiện thực tế ở Viện.

Kết quả chuyển giao qui trình sản xuất giống cá rô đầu vuông  đạt yêu cầu của sản xuất, các chỉ tiêu: Tỷ lệ thành thục của cá nuôi vỗ chính vụ  từ 50% –  80% đối với cá cái và 60 – 85% đối với cá đực cá tái phát đạt 100%. Tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở và năng suất cá bột đạt yêu cầu của sản xuất. Qui trình ương có tỷ lệ sống đạt trung bình 15% và  kích thước đạt  33,2 – 36,0 mm sau 30 ngày ương.

Dự án có khả năng mở rộng và tiếp tục  bởi những lí do sau:  KS. Huỳnh Văn Vì thuộc cán bộ Viện đã hoàn toàn chủ động để sản xuất giống cá rô đầu vuông với qui mô nông hộ. Điều kiện tự nhiên khí hậu ở Tứ Hạ, Hương Trà thích hợp cho sự thành thục và sinh sản cúa cá rô đầu vuông. Qui trình đạt các chỉ tiêu sinh sản đáp ứng được các yêu cầu của  sản xuất. Nhu cầu nguồn giống cá rô đầu vuông ở Thừa Thiên Huế và các vùng lân cận  hiện nay khá lớn. Doanh nghiệp có nhu cầu ký  hợp đồng  bao tiêu giống cá rô đầu vuông không hạn chế, với giá mua theo thị trường.

Tuy nhiên, để thương mại hóa giống cá rô đầu vuông có thể tiếp tục và mang lại hiệu quả, Viện cần đầu tư  kinh phí, nguồn nhân lực, trang thiết bị và ao nuôi.

Một số hình ảnh hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm cá rô đầu vuông sản xuất tại Viện trên các phương tiện thông tin đại chúng đến với người nuôi.