Hội đồng khoa học cấp cơ sở đánh giá, nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Tỉnh “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm bột bơ, dầu bơ tại Quảng Trị”

Sáng ngày 02/06/2022, tại phòng họp số 3, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tổ chức Hội đồng khoa học cơ sở đánh giá, nghiệm thu đề tài Khoa học và công nghệ cấp Tỉnh: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch và chế biên sản phẩm bột bơ, dầu bơ tại Quảng Trị” do PGS.TS. Nguyễn Văn Toản làm chủ nhiệm.

PGS.TS. Nguyễn Văn Toản – chủ nhiệm đề tài

Bơ là cây trồng phổ biến tại nhiều địa phương ở Quảng Trị, có giá trị kinh tế cao nhưng khi vào vụ thu hoạch thì rất nhanh bị hỏng, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế người trồng. Vì vậy, cùng với nghiên cứu kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch thì việc chiết xuất thành công dầu bơ tinh chất, bột bơ là tín hiệu tích cực để nâng cao giá trị kinh tế. Việc đầu tư, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản và nâng cao chất lượng chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ quả bơ tại tỉnh Quảng Trị là cần thiết, góp phần nâng cao chuỗi giá trị trong ngành bơ Quảng Trị nói tiêng, ngành bơ Việt nam nói chung và mang lại hiệu quả đáng kể về kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo đề tài

Các kết quả đã đạt được qua quá trình thực hiện đề tài:

– Đã tiến hành điều tra thực trạng bảo quản, chế biến, tiêu thụ và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch của quả bơ tại Hướng Hóa, Quảng Trị.
– Đã xác định được độ chín thu hái của quả bơ Booth 7 tại Hướng Hóa, Quảng Trị là từ ngày 215-225 sau khi ra hoa.
– Xây dựng được quy trình công nghệ bảo quản bơ Booth 7 sau thu hoạch kéo dài đến 27 ngày , tỷ lệ hư hỏng bé hơn 10% bằng phương pháp xử lý nước nóng (490C, 10 phút) kết hợp 1-MCP (460 ppb, 60 giây) ở điều kiện bảo quản (80C±1, RH=80-90%).
– Đã xây dựng được quy trình công nghệ chế biến dầu bơ tinh chất, với hiệu suất thu hồi dầu (78,37%) có quy mô 5-10 lít sản phẩm/mẻ. Sản phẩm dầu bơ tinh chất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo số công bố chất lượng: TCCS01:2021/TNC của sở Y tế tỉnh Quảng Trị.
– Xây dựng được quy trình xản xuất bột bơ thực phẩm với các tiêu chí đảm bảo an toàn vệ sinhthực phẩm với quy mô 8-10kg sản phẩm/mẻ. Các thông số kỹ thuật thích hợp trong quy trình: chất chống oxy hóa: 150ppm acid ascorbic; 150 ppm acid citric và 100 ppm TBHQ, phương pháp sấy phun (nhiệt độ sấy 1600C; tốc độ bơm nhập liệu 10ml/phút, maltodextrin 11%)
– Đã tiến hành phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm dầu bơ tinh chất, bột bơ. Công bố hồ sơ chất lượng sản phẩm dầu bơ tinh chất: TCCS 01: 2021/TNC.
– Đã xây dựng được mô hình bảo quản quả bơ tươi Booth 7 với quy mô 100 -200 kg/mẻ tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển nấm thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Trị.
– Xây dựng được mô hình chế biến dầu bơ tinh chất với quy mô 5-10 lít sản phẩm/mẻ tại tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển nấm thuộc Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Trị.
– Đã tiến hành thƣơng mại hóa sản phẩm dầu bơ tinh chất và tham gia triễn lãm khoa học công nghệ tại 03 tỉnh: Thừa Thiên Huế, Hồ Chí Minh và Lâm Đồng.
– Đã công bố 01 bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành khoa học và công nghệ nông nghiệp; ISSN 2588-1256 (chấp nhận đăng).
– Đã đào tạo, tập huấn 02 kỹ thuật viên.
– Đã đào tạo được 05 kỹ sư thuộc chuyên ngành Công nghệ thực phẩm

Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung đăng ký trong thuyết minh và các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết giữa Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị và Trường ĐHNL, ĐHH. Mô hình bảo quản bơ Booth 7 và mô hình chế biến tinh chất dầu bơ cho phép tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các quy trình có tính khả thi cao tại tỉnh Quảng Trị nói riêng và Viêth Nam nói chung.

Đề tài được xếp loại đạt.

Chụp hình lưu niệm cùng sản phẩm của đề tài