TỔ THANH TRA- PHÁP CHẾ Division of Inspection- Legislation |
||
Địa chỉ: 102 Phùng Hưng, Huế | ||
Điện thoại: 0234. 3528055 | Fax: +84(0)234.3538482 | |
Email: thanhtraphapche@huaf.edu.vn | ||
Website: | ||
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tổ Thanh tra – Pháp chế được thành lập ngày 11 tháng 8 năm 2016, theo quyết định số: 679/QĐ-ĐHNL của Hiệu trưởng trên cơ sở Đề án thành lập Tổ Thanh tra – Pháp chế đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt. |
||
2. Cơ cấu tổ chức: | ||
TỔ TRƯỞNG: Th.S Lê Trọng Thực | E-mail: letrongthuc@huaf.edu.vn | |
Số lượng CBVC: 3 người | ||
3. Chức năng và nhiệm vụ: | ||
a. Chức năng:
– Tổ Thanh tra – Pháp chế tại trường ĐHNL là bộ phận chuyên môn chuyên trách, có chức năng tham mưu, tư vấn, giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác thanh tra – pháp chế; hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng. – Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng trường, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Trường ĐHNL; bảo đảm cho Trường ĐHNL hoạt động đúng quy định của pháp luật. – Đề xuất các hình thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, báo cáo về công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. – Thanh tra phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, kiến nghị các biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện những tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của ngành, nhà trường; là đầu mối thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. – Giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cũng như trách nhiệm của cán bộ viên chức và người lao động (CBVCLĐ). – Tư vấn pháp luật và chế độ, chính sách cho CBVCLĐ. |
||
b. Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ Thanh tra – Tổ chức xây dựng các văn bản quản lí liên quan đến công tác thanh tra của Nhà trường. Giám sát và kiểm tra các văn bản ban hành của Trường theo quy phạm pháp luật. – Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra. – Đề xuất các hình thức và giải pháp, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, báo cáo về công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. – Thực hiện thanh tra, kiểm tra nội bộ, giám sát các hoạt động của Trường Đại học Nông lâm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định của ngành giáo dục và của Nhà trường. – Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo của toàn trường, của các đơn vị và viên chức, giảng viên; công tác quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học; việc học tập của người học thuộc các hệ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị đào tạo và các nhiệm vụ khác được giao. – Phối hợp với thủ trưởng đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra của các đơn vị. – Chuẩn bị nhân sự và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các đoàn, tổ thanh tra để kiểm tra, xác minh, kiến nghị biện pháp xử lí các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lí của Hiệu trưởng. – Thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị với Hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng. – Phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ, Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn, Ban Thanh tra Nhân dân thực hiện những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra của Đảng uỷ, Công đoàn và Thanh tra nhân dân. – Thường trực tiếp công dân và phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các nội dung, tài liệu và các điều kiện khác phục vụ công tác tiếp công dân theo đúng quy định; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. – Phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của Nhà trường, các kết luận, chỉ đạo của Hiệu trưởng. Phối hợp với các Phòng, Khoa, Trung tâm, Viện… có liên quan kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định; khen thưởng, thi hành kỉ luật cán bộ, viên chức và sinh viên. – Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thanh tra do Bộ GD&ĐT tổ chức; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Nông Lâm và các nhiệm vụ do Hiệu trưởng giao. Nhiệm vụ Pháp chế – Tổ chức xây dựng các văn bản quản lí liên quan đến công tác pháp chế. – Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế. – Giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lí; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trường Đại học Nông Lâm, các đơn vị, cán bộ, viên chức, người lao động và người học. – Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. – Tham gia ý kiến về mặt pháp lí đối với các văn bản do các phòng, đơn vị chức năng soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng. – Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của Trường Đại học Nông lâm cho cán bộ, viên chức, người lao động và người học; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi toàn trường. – Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lí, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng và các đơn vị; Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lí các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Trường Đại Nông Lâm. – Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kĩ năng công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị; tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức. – Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với Hiệu trưởng và cơ quan quản lí cấp trên theo quy định. – Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao. Quyền hạn của Tổ Thanh tra – Pháp chế Trong quá trình thanh tra,Tổ Thanh tra – Pháp chế có các quyền hạn sau: – Yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề có liên quan đến việc thanh tra; yêu cầu đơn vị có liên quan cử người tham gia hoạt động thanh tra; – Tiến hành niêm phong tài liệu, thu giữ đồ vật, tiền, giấy phép được cấp hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ cho việc kết luận, xử lý; – Kiến nghị Hiệu trưởng trưng cầu giám định; – Lập biên bản thanh tra; – Ra kết luận thanh tra và kiến nghị với Hiệu trưởng những biện pháp giải quyết đối với những sai phạm. |
||
4. Những phần thưởng cao quý: |
HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Xem chi tiết tại ĐÂY