Thực vật biến đổi gene – Giải pháp cho cây lương thực trước tình trạng trái đất nóng lên

Những nhà sinh vật học nghiên cứu về phân tử thực vật của Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu phát triển một loạt các biến thể gene của lúa mì, lúa nước và ngô, những biến thể gene này có thể giúp cho sản lượng mùa màng tăng lên trước sức ép nhiệt độ Trái đất đang nóng lên.

Theo các nhà nghiên cứu, những giống thực vật biến đổi gene mà họ đang trồng thí nghiệm có khả năng chống lại ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu mà cụ thể là nóng lên của toàn cầu. Theo dự báo của các nhà khoa học, vào cuối thế kỷ, hiện tượng trái đất nóng lên có thể tàn phá mùa màng của các cây lương thực chủ yếu như lúa và ngô.

Ông L. Curtis Hannah, một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Florida nói: “Chúng ta có thể chống lại những ảnh hưởng của sự thay đổi môi trường đối với sản lượng cây lương thực. Nhưng khả năng lớn nhất con người có thể là tìm cách thích nghi, nghĩa là phải trồng những loại cây cung cấp lương thực cho con người trong một môi trường khí hậu nóng hơn”.

Hannah và đồng sự của mình đã phát triển hai biến thể gene “chịu nhiệt”, trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao, lúa mạch mang biến thể gene này đã cho sản lượng tăng 38%, với lúa nước con số này là 23%. Riêng với ngô thì sản lượng tăng 68% đã trở thành hiện thực.

Ông Hannah nói: “Con người đã trồng những loại cây lương thực này hàng ngàn năm nhưng chúng tôi chỉ có những công cụ để tìm hiểu yếu tố nào thực sự làm cho những loại cây này phát triển trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Vẫn còn nhiều việc để làm trước khi có một bức tranh tổng quan, chính xác về việc phát triển những loại cây này”.