Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật –Nguồn nhân lực cấp bách cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện nay [Phần 1]

    NHU CẦU KỸ SƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
    Theo khảo sát thực tế, nhu cầu kỹ sư hạ tầng kỹ thuật ngày càng cấp thiết không chỉ ở các nước phát triển (nơi mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại) mà ngay ở các nước đang phát triển (nơi hệ thống hạ tầng kỹ thuật đang trong quá trình nâng cấp).

    Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…, nhu cầu rất lớn về kỹ sư hạ tầng kỹ thuật tập trung vào công tác bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành các công trình hạ tầng về giao thông, cấp thoát nước, năng lượng và chiếu sáng… Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu về xây mới, nâng cấp hệ thống hạ tầng rất yếu kém hiện nay nhằm đáp ứng các điều kiện cho thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là xu thế tất yếu hiện nay và tương lai. Điều đó đã lý giải đầy đủ vì sao hiện nay nhu cầu về Kỹ sư hạ tầng kỹ thuật là rất lớn trên thị trường lao động trong nước và quốc tế.

    Theo danh mục ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (KTCSHT) mới được bổ sung vào nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng. Ở nước ta, ngành KTCSHT ra đời trong bối cảnh thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Ngành có sứ mạng đào tạo nguồn cán bộ làm công tác thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công, chỉ huy công trường, quản lý dự án các công trình xây dựng hạ tầng như đường ô tô, cầu đường bộ, hầm đường bộ, hạ tầng khu quy hoạch… Hiện nay, có rất ít các trường đại học có uy tín được phép tuyển sinh và đào tạo ngành KTCSHT, trong đó có Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế (theo Quyết định số 711/QĐ-ĐHNL ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế).

    Hinh1 KTCSHT

    ĐÀO TẠO KỸ SƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM

    Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thoả mãn Chuẩn đầu ra (CĐR) là mục tiêu hàng đầu khi xây dựng chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra là yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghệ nghiệp mà người tốt nghiệp chương trình đào tạo phải đạt được. Tại trường ĐHNL – ĐHH, CĐR được xây dựng trên cơ sở khảo sát cặn kẽ các yêu cầu đặt hàng đào tạo của các đơn vị tuyển dụng việc làm (các cơ quản lý quan nhà nước, công ty, doanh nghiệp…). Vì thế, Chương trình đào tạo (xem Bảng 1) ngành KTCSHT được xây dựng nhằm giúp người học đạt CĐR tốt nhất. Cụ thể, CĐR ngành KTCSHT được Nhà trường công bố gồm có:

    Chuẩn về Kiến thức chung khối ngành

    – Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như toán học, vật lý, sinh thái và môi trường làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho khối ngành;

    Chuẩn về Kiến thức về nghề nghiệp

    – Vận dụng được kiến thức về đồ họa, vẽ kỹ thuật, trắc đạc, khảo sát để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về các công trình hạ tầng;
    – Vận dụng được kiến thức về cơ học vật liệu để khảo sát, phân tích sự làm việc của vật liệu và kết cấu công trình hạ tầng;
    – Vận dụng được kiến thức về kỹ năng công nghệ thông tin chuyên ngành làm cơ sở cho tính toán, thiết kế hoặc thẩm định hồ sơ kỹ thuật các công trình hạ tầng;
    – Vận dụng được kiến thức về quy hoạch, thiết kế, thi công, dự toán công trình để lập, phân tích, thẩm định hoặc tư vấn về hồ sơ, giải pháp kỹ thuật liên quan đến quy hoạch, thiết kế, thi công công trình hạ tầng;
    – Vận dụng được kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để tư vấn hoặc tổ chức, quản lý thi công, chỉ huy công trường, giám sát thi công, kiểm định, xử lý kỹ thuật các công trình về hạ tầng;
    – Vận dụng được kiến thức về kỹ thuật môi trường để phân tích sự tác động môi trường của các dự án kỹ thuật cơ sở hạ tầng, xử lý nước cấp và nước thoát;

    Chuẩn về Kiến thức bổ trợ:

    – Vận dụng được kiến thức về quản lý dự án xây dựng, kỹ năng mềm để xây dựng, quản lý, điều hành dự án làm mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình;
    – Vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và công việc chuyên môn.

    Chuẩn về Kỹ năng nghề nghiệp:

    – Có kỹ năng sử dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thành thạo trong trong thiết kế, tính dự toán các công trình hạ tầng;
    – Có kỹ năng về đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật xây dựng;
    – Có kỹ năng vận dụng các kiến thức khoa học cơ bản làm cơ sở các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng;
    – Có kỹ năng vận dụng kiến thức nghề nghiệp để thực hiện các công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình qua sử dụng;
    – Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để trực tiếp chỉ huy thi công, giám sát thi công tại công trường;
    – Có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, xử lý vấn đề kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển hạ tầng;
    – Có kỹ năng vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hạ tầng kỹ thuật;

    Chuẩn về Kỹ năng mềm:

    – Có kỹ năng ngoại ngữ (chuẩn B1 hoặc tương đương) và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản trong công việc;
    – Có kỹ năng về khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong thẩm định, giám sát, tư vấn về thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;
    – Có kỹ năng tự chủ: làm việc có kế hoạch, tác phong chuyên nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc mới, phát triển chuyên môn và học tập suốt đời;
    – Có kỹ năng làm việc nhóm: tập hợp, phân công, điều phối, giám sát;
    – Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo: trong tổ chức, điều hành, dẫn dắt các công tác chuyên môn; khả năng đàm phán, thuyết phục và ra quyết định; – Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: thu thập thông tin, thương thuyết, gây ảnh hưởng qua giao tiếp hoặc văn bản với các cá nhân và tổ chức.

    Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

    – Có năng lực tư vấn, giám sát, xử lý các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp trong các hoạt động quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;
    – Có năng lực sáng tạo trong đề xuất các giải pháp kỹ thuật, phương án thiết kế, tổ chức thi công, quản lý triển khai các dự án hạ tầng;
    – Có năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp, phân tích thông tin, đưa ra các kết luận, chỉ dẫn về các vấn đề chuyên môn thông thường và phức tạp;
    – Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, làm việc nhóm, phát huy trí tuệ tập thể;
    – Có năng lực đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn thông thường;
    – Có năng lực định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, cập nhật các thành tựu khoa học kỹ thuật mới…trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
    – Có năng lực phát triển chuyên môn, tự học tập nâng cao trình độ;