Thông tin về chương trình đào tạo cao học ngành Phát triển nông thôn:
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC |
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 60 62 25
|
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
|
1.1 Mục tiêu lâu dài: Đào tạo Thạc sĩ Phát triển Nông thôn góp phần phát triển đội ngũ khoa học có trình độ cao cho đất nước và khu vực miền Trung, đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý, hoạch định chính sách, giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Phát triển nông thôn. |
1.2 Mục tiêu cụ thể. Sau khi tốt nghiệp học viên: |
1) Có lập trường chính trị kiên định và quan điểm rõ ràng phục vụ chiến lược đổi mới của Đảng và Nhà nước, phục vụ phát triển nông thôn Việt Nam và vùng Miền Trung – Tây Nguyên. 2) Có kiến thức vững vàng về phát triển nông thôn, tham mưu cho lãnh đạo địa phương về hoạch định, quản lý các chương trình, lựa chọn các dự án liên quan đến phát triển nông thôn phù hợp với từng vùng, có kiến thức và phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam và khu vực Miền Trung. 3) Có kỹ năng nhận biết những yếu tố trở ngại, phân tích, tổng hợp lập kế hoạch, xây dựng quản lý điều hành các dự án và tổ chức hoạt động phát triển nông thôn ở cấp vùng và khu vực. 4) Có khả năng đảm nhận các vị trí công tác về lĩnh vực phát triển nông thôn trong các cơ quan nhà nước, cơ quan nghiên cứu về phát triển nông thôn, hoặc các tổ chức phi chính phủ, có thể giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học về lĩnh vực phát triển nông thôn. |
II. NGÀNH VÀ NGUỒN TUYỂN SINH |
Ngành tuyển |
1) Ngành đúng và phù hợp bao gồm: Khuyến nông & Phát triển Nông thôn, Khuyến nông, Phát triển nông thôn, Kinh tế nông nghiệp, Hệ thống nông nghiệp, Quản lý đất đai, Công tác xã hội, Xã hội học, Nông học. 2) Ngành gần bao gồm: Nhóm 1: Các ngành trong trường Đại học nông lâm: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Làm vườn và sinh vật cảnh, Chăn nuôi, Thú y, Nuôi trồng thủy sản, Chế biến thực phẩm, Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Cơ khí và công trình nông thôn. Bảo quản và chế biến nông sản. Nhóm 2: Các ngành ngoài trường gồm Đại học nông lâm: Luật, Thuỷ lợi, Sinh học, Quản lý môi trường, Ngoại ngữ. Nguồn tuyển Nguồn tuyển sinh chính là các ngành đào tạo đại học của các trường trong Đại học Huế gồm: 1) Các ngành của trường Đại học Nông Lâm như: Khuyến Nông & Phát triển nông thôn, Quản lý đất đai, Nông học, Trồng trọt, Khoa học đất, Bảo vệ thực Vật, Làm vườn và sinh vật cảnh, Chăn nuôi, Thú y, Nuôi trồng thủy sản, Lâm nghiệp, Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, cơ khí và công trình nông thôn, chế biến nông sản. 2) Các ngành của trường Đại học Khoa học như: Công tác xã hội, Xã hội học, luật, sinh học. 3) Các ngành trong trường đại học Kinh tế như: Kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra các Trường trong khu vực miền Trung như: Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Quảng Nam, Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Đại học Quảng Bình với các ngành đào tạo như Kinh tế nông nghiệp, Xã hội học, hay các ngành kỹ thuật đào tạo tương tự như Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Đây là nguồn đào tạo lớn, lâu dài cho chuyên ngành này phát triển và ổn định. |
III.ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH |
– Về văn bằng và thâm niên công tác: |
Cần phải có một trong các văn bằng sau: |
+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng và phù hợp như đã nêu trên. + Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần nhưng phải học bổ túc các môn chuyên ngành, 6 đơn vị học trình (đối với ngành gần nhóm 1) và 12 đơn vị học trình (ngành gần nhóm 2). |
Bảng 1. Danh sách các học phần cần bổ túc thêm đối với ngành học gần. |
Nhóm ngành
Học phần bổ túc |
Số ĐVHT bổ túc |
Ngành gần Nhóm 1 |
Ngành gần: Nhóm 2 |
– Phát triển cộng đồng | 3 | 3 | 3 |
– Xã hội học | 3 | – | 3 |
– Hệ thống nông nghiệp | 3 | – | 3 |
– Các phương pháp Khuyến nông | 3 | – | 3 |
Tổng ĐVHT phải bổ túc | 6 | 12 |
Đối với ngành gần nhóm 1: phải bổ túc 6 đơn vị học trình, trong đó môn học phát tiển cộng đồng (3 ĐVHT) là môn học bắt buộc. Còn 3 ĐVHT học viên có thể học 1 trong 3 ba môn: Xã hội học, Hệ thống nông nghiệp hoặc Các phương pháp khuyến nông (nếu chưa được học). Đối với ngành gần nhóm 2 phải học bổ túc 12 ĐVHT trong các học phần trên. Các học phần đã được học trong chương trình đại học thì khỏi bổ túc. Về thâm niên công tác:
Người có bằng tốt nghiệp loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những trường hợp còn lại phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với phát triển nông thôn (tính từ khi ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến khi nhập học). |
IV. SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN CÓ THỂ NHẬN HÀNG NĂM |
– Đạt điểm xét tuyển trong kỳ thi do cơ sở đào tạo tổ chức. Số lượng hàng năm có thể nhận khoảng 20 – 25 học viên. |
V. CÁC MÔN THI TUYỂN |
1. Ngoại ngữ (Anh văn) 2.Toán thống kê 3.Hệ thống nông nghiệp. |
VI. THỜI GIAN ĐÀO TẠO |
-Hệ tập trung: 2 năm -Hệ không tập trung: 3 năm |
VII. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP |
Học viên phải hoàn tất 82 (ĐVHT). Trong đó, các môn ngoại ngữ và triết học là 18 ĐVHT, các môn cơ sở và chuyên ngành bắt buộc: 34 ĐVHT, các môn cơ sở và chuyên ngành tự chọn: 12 ĐVHT, các chuyên đề: 3 ĐVHT. Sau khi hoàn tất các môn học, học viên sẽ thực hiện luận văn thạc sĩ và được tính 15 ĐVHT. – Sau khi thi đạt yêu cầu 82 ĐVHT và hoàn thành luận văn thạc sĩ, học viên sẽ được cấp bằng thạc sĩ về Phát triển Nông thôn. |
VIII. DANH SÁCH HỌC PHẦN
(Chương trình đào tạo thạc sỹ phát triển nông thôn hệ tập trung 2 năm) |
Mã số môn học |
Tên môn học |
Số ĐVHT |
|
Các môn chung |
18 |
||
NTTH |
501 |
Triết học |
06 |
NTNN |
502 |
Ngoại Ngữ |
12 |
Các môn cơ sở và chuyên ngành (bắt buộc) |
34 |
||
NTXH |
503 |
Xã hội học nông thôn |
02 |
NTTC |
504 |
Tiếp cận phát triển nông thôn |
04 |
NTCS |
505 |
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn |
03 |
NTHT |
506 |
Hệ thống nông nghiệp |
02 |
NTKT |
507 |
Kinh tế Nông nghiệp |
02 |
NTPP |
508 |
Phương pháp NC kinh tế – xã hội & thống kê. |
04 |
NTTN |
509 |
Quản lý tài nguyên thiên nhiên |
03 |
NTKN |
510 |
Khuyến nông và tổ chức nông dân. |
03 |
NTKH |
511 |
Kế hoạch và chiến lược PTNT |
03 |
NTDA |
512 |
Quản lý dự án phát triển PT NT |
02 |
NTMA |
513 |
Marketing các sản phẩm nông nghiệp |
03 |
NTCN |
514 |
Giống cây trồng, vật nuôi |
03 |
Các môn cơ sở và chuyên ngành (lựa chọn) |
12/18 |
||
NTSK |
515 |
Phân tích sinh kế. |
02 |
NTPT |
516 |
Phát triển năng lực giới và phụ nữ |
02 |
NTNT |
517 |
Quản trị nông trại |
02 |
NTTC |
518 |
Dịch vụ tài chính , tín dụng nông thôn |
02 |
NTQH |
519 |
Ứng dụng GIS trong qui hoạch PTNT |
02 |
NTCB |
520 |
Chế biến Nông sản |
02 |
NTTC |
521 |
Phát triển thể chế và tăng cường tổ chức |
02 |
NTCG |
522 |
Cơ giới hóa và công trình nông thôn |
02 |
NTAT |
523 |
Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và nông nghiệp an toàn |
02 |
NTCĐ | 524 | Các chuyên đề về PTNT |
03 |
525 | Luận văn |
15 |
|
Tổng ĐVHT |
82 |
* Ghi chú: Các môn cơ sở và chuyên ngành tự chọn sẽ được chọn lựa trong 6 trong 9 môn trên đây và phân bố ở học kỳ thứ 3 và học kỳ thứ tư. |
IX. QUY ĐỊNH VỀ HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO |
-Toàn bộ chương trình sẽ được tổ chức giảng dạy trong 4 học kỳ, mỗi năm tổ chức thành 2 học kỳ. Ở mỗi học kỳ thời gian lên lớp học lý thuyết và thực hành trong 10-12 tuần lễ (30 tiết chuẩn/tuần), thời gian còn lại dành cho học viên tham khảo tài liệu tại thư viện, tự học hoặc làm việc với cán bộ hướng dẫn để định hướng đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. -Các học viên ghi tên đăng ký môn học sẽ được dự thi môn học ấy 2 lần. Nếu thi 2 lần không đạt học viên phải đăng ký học lại môn đó và thi lại. Tuy nhiên, việc đăng ký học và thi lại không được kéo dài quá thời gian đào tạo theo qui định của Bộ là 3 năm. -Học viên thi đạt trong một kỳ thi của môn học sẽ được cấp giấy chứng nhận khi có yêu cầu. Chứng chỉ môn học có giá trị 5 năm kể từ học kỳ thi đạt. -Từ học kỳ 3, học viên có quyền tự chọn các môn có liên quan đến lĩnh vực mà mình cần nghiên cứu sâu sau này. Học viên đã học đủ số ĐVHT ghi trong chương trình đào tạo và bảo vệ thành công luận văn sẽ được Trường lập thủ tục cấp bằng Thạc sĩ chuyên ngành “Phát Triển Nông Thôn”. |
X. PHÂN BỐ CÁC MÔN HỌC |
–Các môn chung (18 ĐVHT chiếm tỷ lệ 22%): bao gồm Triết học (6 ĐVHT) được giảng dạy theo chương trình và qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phần ngoại ngữ (tiếng anh) sẽ được giảng dạy thành 2 phần “cơ bản” (6 ĐVHT) và “chuyên ngành” (6 ĐVHT). – Các môn cơ sở, chuyên ngành (46 đvht, chiếm tỷ lệ 56%) được chia ra như sau: + Phần bắt buộc: bao gồm 12 môn học, tổng cộng 34 ĐVHT (bao gồm cả lý thuyết và thực hành). Các môn học này sẽ giải quyết các khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn và các vấn đề nổi cộm về phát triển nông thôn ở Việt Nam, đặc biệt là vùng Miền Trung Việt Nam. + Phần tự chọn: tổng cộng 12 ĐVHT. Các môn học tự chọn này được phân bố vào các nhóm ngành chuyên sâu đáp ứng cho việc chuyển tiếp nghiên cứu sinh như: + Phân tích sinh kế, Phát triển năng lực giới và phụ nữ, Dịch vụ Tài chính nông thôn, ứng dụng GIS trong Qui hoạch PTNT, ứng dụng công nghệ cơ khí trong PTNT, ứng dụng tiến bộ Chế biến Nông sản trong PTNT, Phát triển thể chế và tổ chức trong PTNT… – Các chuyên đề (3 ĐVHT, chiếm tỷ lệ 3.6 %): được thiết kế nhằm tạo cơ hội cho học viên bổ sung và cập nhật kiến thức thời sự trong phát triển nông thôn do chuyên gia trong và ngoài nước trình bày để giúp học viên nắm bắt các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế về phát triển nông thôn. Học viên tự chọn 2 chuyên đề nổi bật hoặc ưa thích liên quan đến PTNT để làm seminar. –Luận văn tốt nghiệp (15 ĐVHT, chiếm tỷ lệ 18.4%) +Sau khi hoàn tất 2 học kỳ hoặc đạt trên 50% số chứng chỉ các môn cơ sở và chuyên ngành bắt buộc (>17 ĐVHT), mỗi học viên sẽ chọn chuyên đề nghiên cứu tốt nghiệp với sự đồng ý của cán bộ hướng dẫn chính và phải qua bảo vệ đề cương luận văn tốt nghiệp trước hội đồng xét duyệt đề cương tốt nghiệp. Sau khi hội đồng xét duyệt chấp thuận đề cương nghiên cứu, học viên mới tiến hành đề tài nghiên cứu của mình. +Để tránh trùng lặp trong chọn đề tài, và phù hợp với chương trình đào tạo, các đề tài luận văn tốt nghiệp phải qua Hội đồng Khoa học – đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm phê duyệt và chấp nhận. |
XI. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHÍNH TRONG ĐÀO TẠO |
Hướng chính trong nghiên cứu khoa học để phục vụ đào tạo sẽ là các vấn đề liên quan xã hội học nông thôn, quản lý tài nguyên nông thôn, quản lý kinh tế nông nghiệp và chính sách phát triển nông thôn. Các hướng đề tài nghiên cứu và số lượng có thể tiếp nhận hàng năm: |
Stt |
Hướng nghiên cứu |
Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu |
Số lượng học viên |
1 |
Xã hội học và Nâng cao nguồn lực nông thôn – Phát triển cộng đồng nông thôn – Giới trong phát triển nông thôn -Tổ chức nông dân và phát triển nguồn nhân lực -Xã hội và môi trường nông thôn. -Xây dựng năng lực cộng đồng và giảm nghèo. |
-Trương Văn Tuyển -Lê Thị Hoa Sen -Trần Xuân Bình -Lê Thị Kim Lan |
4-6 học viên/năm |
2 |
Quản lý tài nguyên nông thôn và hệ thống sản xuất. – Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên – Ứng dụng GIS trong qui hoạch nông thôn – Hệ thống canh tác bền vững. |
-Nguyễn Viết Tuân -Hồ Đắc Thái Hoàng -Lê Đức Ngoan -Đàm Văn Tiện -Lê Tiến Dũng -Lê Đình Phùng. |
5-6 học viên/năm |
3 |
Quản lý kinh tế nông thôn -Quản trị nông trại -Thị trường nông thôn -Tín dụng nông thôn -Marketing các sản phẩm nông nghiệp -Phát triển nông thôn trên tiến trình đô thị hoá. |
– Mai Văn Xuân – Nguyễn Thị Hòa – Lại Xuân Thủy – Phùng Thị Hồng Hà |
5-7 học viên/năm |
4 |
Chính sách phát triển nông thôn -Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý -Chính sách nâng cao sinh kế cộng đồng nghèo. -Chương trình, các dự án phát triển -Kế hoạch và chiến lược PTNT |
-Hoàng Mạnh Quân -Lê Thị Hoa Sen -Trần Xuân Bình -Hồ Kiệt |
5-7 học viên/năm |