Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế”
– Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
– Thời gian: 8 giờ 00 ngày 25 tháng 8 năm 2014
– Địa điểm: Phòng họp Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, TP. Huế
– Thành phần bắt buộc và những người quan tâm.
Những đóng góp mới của luận án:- Trong 61 giống lúa nghiên cứu có 14 giống (HP01, HP04, HP05, HP06, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29, G8, G11, G19, RNT07, RNT03) biểu hiện mức độ kháng vừa với quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế ở trong phòng thí nghiệm.
– Các giống lúa biểu hiện kháng rầy nâu được chọn lọc trong phòng thí nghiệm được kiểm tra với 3 primer (cặp mồi) đặc hiệu của các gen kháng Bph1, bph2 và Bph3 thì hầu hết đều có xuất hiện băng kháng với ít nhất 1 cặp mồi. Điều này chứng tỏ các giống lúa này có liên kết chặt với các gen kháng Bph1, bph2 và Bph3.
– Các giống lúa được chọn lọc từ phòng thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở hai vùng nghiên cứu trên địa bàn Thừa Thiên Huế (Hương Trà và Phú Vang), thể hiện ở năng suất thu được khá cao trên các ruộng thí nghiệm, đồng thời cho phẩm chất khá tốt, khả năng kháng rầy cao. Trong đó, ba giống lúa HP07, HP10, HP28 biểu hiện khả năng kháng rầy cao nhất.
– Ở Thừa Thiên Huế, mật độ gieo sạ 60kg/ha và bón phân theo công thức 120N – 90P – 100K – 500kg vôi – 10 tấn phân chuồng/ha cho các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu cao nhất ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, đồng thời có khả năng hạn chế được mật độ rầy trên đồng ruộng.
Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) ở Thừa Thiên Huế”
– Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
– Thời gian: 8 giờ 00 ngày 25 tháng 8 năm 2014
– Địa điểm: Phòng họp Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, TP. Huế
– Thành phần bắt buộc và những người quan tâm.