Công bố kết quả nghiên cứu: Sử dụng thân cây chuối làm thức ăn cho lợn địa phương (Kandol) ở vùng núi Ratanakiri của Campuchia

Tên luận án: Sử dụng thân cây chuối làm thức ăn cho lợn địa phương (Kandol) ở vùng núi Ratanakiri của Campuchia
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9620105
Tên tác giả: Huy Sokchea
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Trần Thị Thu Hồng
GS. TS. Lê Đức Ngoan
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Đóng góp mới của luận án

Mục đích của nghiên cứu là cải thiện giá trị dinh dưỡng của thân cây chuối cho chăn nuôi lợn địa phương của các hộ nông dân ở vùng núi, đặc biệt là cộng đồng ở các vùng đệm được bảo vệ (CPA) của Campuchia. Bốn thí nghiệm đã được thực hiện, đó là điều tra (Chương II), nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về sinh khối của nấm men Saccharomyces cerevisiae, cải thiện dinh dưỡng thân cây chuối (Chương III và IV), thí nghiệm về tiêu hóa và nuôi dưỡng trên lợn (Chương V).

Nghiên cứu thứ nhất (Chương II): 9 thôn ở 3 xã, 3 huyện với tổng số là 126 hộ ở tỉnh Ratanakiri thuộc phía Đông Bắc Campuchia đã được lựa chọn tham gia nghiên cứu này. Các hộ nông dân thường nuôi giữ 3-5 con lợn /hộ, lợn được chăn thả tự do. Lợn chỉ được cho ăn 1 bữa/ngày với thức ăn là thân cây chuối băm nhỏ, nấu với tấm và cám gạo. Khẩu phần ăn có chứa 2,257 kcal ME/kg vật chất khô (DM) và 7,8% protein thô (CP); trong đó có chứa 3,8% thân cây chuối tính theo vật chất khô (DM) (780 g thân cây chuối tươi/ngày). Với những nguồn thức ăn này thì chu kỳ sản xuất của lợn là từ 8-12 tháng để đạt được trọng lượng xuất chuồng khoảng từ 30-40 kg (tăng trọng trung bình 120g/ngày). Chương trình tiêm phòng và tẩy giun sán không được áp dụng cho lợn địa phương ở vùng này.

Nghiên cứu thứ hai (Chương III): Thí nghiệm được thiết kế theo nhiều yếu tố phân nhánh hoàn toàn với 3 lần lập lại. Nồng độ của rỉ mật được sử dụng từ thấp đến cao, trong khi đó nồng độ ure được sử dụng từ 0,5; 1,0; 1,5 và 2,0% để hiệu chỉnh tỷ lệ C/N trong môi trường cho sự sinh trưởng của nấm men và thời gian lên men từ 0, 4, 8, 12, 24 và 48 giờ. Thời gian lên men tốt nhất cho sự tăng sinh khối của nấm men Saccharomyces cerevisiae là tại thời điểm 24 giờ. Sinh khối của nấm men Saccharomyces cerevisiae đạt cao nhất ở tỷ lệ C/N là 10/1, đạt 6,68 g L-1. Môi trường có chứa 35,00 g rỉ mật cho sinh khối của nấm men cao nhất, đạt 7,57 g L-1.

Nghiên cứu thứ ba (Chương IV): Thí nghiệm (I) đã được thực hiện với thân cây chuối lên men với dung dịch có nấm men Saccharomyces cerevisiae trong điều kiện hiếu khí ở các thời điểm khác nhau 0, 1, 3, 5 và 7 ngày. Vật chất khô (DM), protein thô (CP), khoáng, và protein thực của thân cây chuối lên men đã tăng đáng kể, hàm lượng xơ thô (CF) giảm từ 31,65% xuống còn 15,55% (P<0,001). Protein thực cao nhất là 14,5% và xơ thô (CF) thấp nhất là 13,99% được quan sát thấy ở (T3) sau 7 ngày lên men. Thí nghiệm (II) đã được tiến hành để so sánh giữa thân cây chuối lên men với dung dịch có nấm men Saccharomyces cerevisiae (T3) và không có dung dịch nấm men S. cerevisiae (T4). Vật chất khô (DM) và khoáng của (T4) cao hơn (T3), nhưng hàm lượng protein thô (CP) và protein thực lại thấp hơn đáng kể. (T3) có các giá trị dinh dưỡng cao hơn (T4).

Nghiên cứu thứ tư về khả năng tiêu hóa và nuôi dưỡng (Chương V): Đối với thí nghiệm tiêu hóa, 20 con lợn đực thiến đã được phân chia hoàn toàn ngẫu nhiên vào 5 nghiệm thức. Tỷ lệ tiêu hóa của vật chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), xơ thô (CF) và N đã được cải thiện rõ ràng khi cho lợn địa phương ăn khẩu phần có chứa thân cây chuối lên men (P<0,001). Ni tơ tích lũy cũng có sự khác nhau giữa các nghiệm thức (P<0,001). Đối với thí nghiệm cho ăn được bố trí hoàn hoàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức. Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) khác nhau đáng kể giữa các nghiệm thức. Khẩu phần có chứa 50% thân cây chuối lên men cho kết quả tốt nhất về tăng trọng trung bình và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Tuy nhiên, tỷ lệ thịt xẻ, thịt móc hàm, màu sắc, khả năng giữ nước, cơ quan nội tạng, ruột non, ruột già đều không bị ảnh hưởng bởi các nghiệm thức.

—————————————————————————–

The research was objected to improve the nutritive values of banana stems for household local pig productions in the mountainous areas, especially in community protected areas (CPA) of Cambodia. Four experiments were done, following to survey (Chapter II), testing in the laboratory on Saccharomyces cerevisiae production, banana stems improvement (Chapters III and IV), a digestibility and feeding trial (Chapter V).

The first study (Chapter II): 9 villages in 3 communes in 3 districts with totally respondents of 126 in Ratanakiri located in the Northeast of Cambodia were sampled for this study. The farmers were kept 3-5 local pigs/household by applied free scavenging system. The pigs were fed only one meal a day with chopped banana stems, broken rice and rice bran. The diet contained 2,257 kcal ME/kg DM and 7.8% CP; in which banana stems consisted of 3.8% as DM (780 g fresh/day). By these feed resources, the pigs’ production cycle was from 8-12 months to reach the market weight of 30-40 kg (ADG about 120g/day). The vaccination and deworming program were not applied.

In the second experiment (Chapter III): The experiment was followed by nested model with 3 replicates. The molasses concentrations were used from the lowest to the highest, while the levels of urea were ranged of 0.5, 1.0, 1.5 and 2.0% to calibrate the ratio of C/N in the medium for grow of yeast and the fermentation time ranged from 0, 4, 8, 12, 24 and 48 h. The best fermentation time for biomass production of Saccharomyces cerevisiae was at 24h. Saccharomyces cerevisiae biomass was highest at C/N ratio of 10/1 reached 6.68 g L-1. For the molasses concentration of 35.00 g gave the highest biomass of concentration of 7.57 g L-1.

In the third experiment (Chapter IV): The experiment (I) was done on the fermentation of banana stems with S. cerevisiae solution in aerobic condition at different times of 0, 1, 3, 5 and 7 days. DM, CP, Ash and TP of fermented banana stems were increased significantly, but quite decreased CF content from 31.65% to 15.55% (P<0.001). The highest true protein (TP) of 14.5% and the lowest crude fiber (CF) of 13.99% were observed in (T3) at 7 days of fermentation time. The experiment (II) was tested to compare between fermented banana stems with S. cerevisiae solution (T3) and without S. cerevisiae solution (T4). DM and Ash of (T4) was higher than (T3), but the CP and TP content were significantly lower. (T3) produced higher nutritive values than (T4).

In the fourth experiment on digestibility and feeding trial (Chapter V): For digestibility experiment, 20 castrated male pigs were randomly allocated into 5 different dietary treatments. The apparent digestibility of DM, OM, CF and N were improved by feeding the local pigs with fermented banana stems (P<0.001). N retention was also significantly different among the treatments (P<0.001). For feeding trial, it was arranged as RCD with 5 dietary treatments. Daily feed intake and FCR were significantly different among the treatments. Inclusion of 50% of the fermented stems in the diet were the best in term of ADG and FCR. However, hanging and dressing carcass, and color, marbling and water holding capacity of the meat and viscera, small and large intestine were not affected by the treatments.

Tại file tại đây ./.