Trường ĐHNL thông báo thay đổi thể lệ, thời gian triển khai “Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khoa học và khởi nghiệp nông nghiệp lần III 2020” và các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo năm học 2020 -2021 như sau:
I. Mục tiêu các hoạt động và cuộc thi
a) Mục tiêu chung: Các hoạt động và cuộc thi được tổ chức nhằm phát huy năng lực đổi mới sáng tạo trong NCKH và tinh thần khởi nghiệp về lĩnh vực nông nghiệp của sinh viên trường ĐHNL, ĐHH; Cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, thái độ về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (KN&ĐMST) để sáng tạo nên những sản phẩm, dịch vụ, mô hình KHCN lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội và đặc biệt có khả năng thương mại hóa; Tuyển chọn các ý tưởng có tiềm năng để tham gia các cuộc thi, sự kiện, diễn đàn về khởi nghiệp cấp Đại học Huế và toàn quốc.
b) Mục tiêu cụ thể
– Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên.
– Phát triển và củng cố đội ngũ cố vấn Khởi nghiệp trong nhà trường
– Lựa chọn được 03-05 ý tưởng sáng tạo tốt nhất để trao giải thưởng và hỗ trợ kinh phí phát triển, thương mại hóa theo dạng: “Dự án ươm mầm công nghệ và khởi nghiệp”.
– Huy động được các nguồn lực, kinh phí từ các doanh nghiệp/ nhà đầu tư để phối hợp phát triển sản phẩm; Ươm mầm, phát triển các ý tưởng tham gia các cuộc thi, diễn đàn trong toàn quốc.
– Phát triển thương hiệu nhà trường và quảng bá các chương trình đào tạo.
II. Đơn vị tổ chức/ đồng hành
a) Đơn vị tổ chức: Trường ĐHNL, ĐHH; TT KN&ĐMST – ĐHH
b) Đơn vị đồng hành: TT KN&ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế; Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế và các Quỹ, Doanh nghiệp có liên quan.
III. Đối tượng tham gia và hình thức đăng ký
a) Đối tượng tham gia
Sinh viên (SV) chính quy bậc/hệ Cao đẳng, Đại học tất cả các khóa của trường ĐHNL, ĐHH, đăng ký theo nhóm sinh viên (04 – 06 SV). Khuyến khích các nhóm mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, thành viên tham gia thuộc nhiều Khoa, nhiều ngành và có thể là nhiều trường khác nhau.
Lưu ý: SV năm cuối không được là trưởng nhóm (để sau cuộc thi sẽ tiếp tục ươm mầm, phát triển ý tưởng trong nhà trường); SV ở các trường khác trong ĐHH có thể tham gia nhóm, nhưng với tư cách là cộng tác viên, được hưởng các chế độ như thành viên khác của nhóm nhưng không được làm trưởng nhóm.
b) Hình thức đăng ký
ĐTN-HSV, các Liên chi Đoàn, Khoa, phòng ĐT&CTSV thông báo đến toàn thể sinh viên để đăng ký theo 2 hình thức:
+ Nộp trực tiếp phiếu đăng ký và thuyết minh (mẫu HUAF-KN1) tại tầng 1, Thư viện gặp ThS. Nguyễn Thị Như (Email: khoinghiep@huaf.edu.vn; SĐT: 0397.281.068)
+ Nộp online qua link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdfzhOdkAc6Ry-5FiJ1D9XBhKmwO0nZMn90Hi8HTYOL9UODIw/viewform?fbclid=IwAR2eR7PWFEKlI0B-6ITJB3XFyFHEbAGQ5WO2NhXSOGAl7edMertWTH9l3NQ/
Thời gian đăng ký: trước 17h ngày 31/10/2020
IV. Loại ý tưởng/ chủ đề dự thi
Sau khi tham gia các khóa tập huấn, các nhóm bắt đầu viết và phát triển các ý tưởng. Các ý tưởng đảm bảo có tính mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có khả năng áp dụng vào sản xuất, kinh doanh và thương mại hóa đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Các chủ đề chính liên quan gồm:
Chủ đề 1: Chế phẩm sinh học; các loại tinh dầu, dược liệu; các sản phẩm tự nhiên nhằm phòng trừ bệnh cây trồng – vật nuôi, tăng năng suất sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, chất lượng…
Chủ đề 2: Cơ khí – tự động hóa; Ứng dụng công nghệ trong sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp.
Chủ đề 3: Chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm.
Chủ đề 4: Mô hình kinh tế, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nếu có các ý tưởng khác ngoài 4 chủ đề này tham gia có hiệu quả tốt thì BTC vẫn chấp nhận để tham gia cuộc thi.
V. Kế hoạch cuộc thi và các hoạt động liên quan
VÒNG 1: ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN
V.1. Xây dựng đội nhóm
– Thời gian thành lập nhóm: 16/10 – 31/10/2020
– Đơn vị chủ trì tổ chức: ĐTN-HSV, Phòng.ĐT&CTSV, các Khoa
Mỗi liên chi đoàn, Khoa thành lập từ 2-6 nhóm (căn cứ theo số lượng SV) và 10 nhóm từ các CLB, Đội nhóm. Các nhóm sau khi nộp hồ sơ, Ban tổ chức sẽ thành lập hội đồng thẩm định để lựa chọn các nhóm tham gia cuộc thi theo quy định của Thể lệ.
Lưu ý: Các nhóm đăng ký tham gia có thể đã có ý tưởng hoặc chưa có ý tưởng. BTC sẽ tổ chức các buổi tập huấn kỹ năng để các nhóm tìm ý tưởng. Các nhóm đã đăng ký tham gia theo các thông báo trước đây, tiếp tục đăng ký tham gia đợt này.
V.2 Các Khóa huấn luyện
– Thời gian: 8h và 14h ngày 1/11/2020
– Đối tượng tham gia: Các nhóm tham gia cuộc thi; Các chuyên gia, khách mời;
– Đơn vị chủ trì tổ chức: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế & Thông tin thư viện; Trung tâm Khởi nghiệp & Đổi mới sáng tạo – Đại học Huế.
Tổ chức 02 buổi đào tạo, huấn luyện. Các nhóm đào tạo công cụ và kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển ý tưởng.
V.3. Hội nghị chuyên đề cố vấn khởi nghiệp
– Thời gian: 7h30-9h30 ngày 15/11
– Đơn vị chủ trì tổ chức: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế & Thông tin thư viện; Trung tâm KN&ĐMST – Đại học Huế
– Đối tượng tham gia: Các nhóm tham gia cuộc thi; Các chuyên gia, khách mời; Các CBGV đã tham gia chương trình huấn luyện nâng cao kỹ năng cố vấn khởi nghiệp.
VÒNG 2: HUAF BUSINESS INNOVATION HACKATHON
V.4. BUSINESS INNOVATION HACKATHON
– Thời gian: 9h30 ngày 15/11 – 9h30 ngày 17/11
– Đơn vị chủ trì tổ chức: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế & Thông tin thư viện; Trung tâm KN&ĐMST – Đại học Huế
HUAF BUSINESS INNOVATION HACKATHON là vòng thi để phát triển các ý tưởng. Sau khi được bồi dưỡng về xây dựng dự án, các nhóm dự án sẽ tham gia phát triển dự án liên tục trong vòng 48 giờ. Thời gian này, các nhóm sẽ hội ý, thống nhất lựa chọn chủ đề mà Ban tổ chức đưa ra, vận dụng những phương pháp sáng tạo để đưa ra các ý tưởng, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đã chọn. Kết thúc 48 giờ thi, mỗi nhóm sẽ nộp phiên bản mẫu và thuyết trình ý tưởng trước Hội đồng giám khảo, căn cứ kết quả đánh giá của Hội đồng giám khảo, Ban tổ chức sẽ lựa chọn ra các dự án để trao các giải thưởng. Kết thúc vòng 2, mỗi nhóm tham gia cuộc thi phải nộp cho Ban tổ chức một bộ sản phẩm bao gồm: (1) Mô hình kinh doanh; (2) Tài liệu mô tả dự án; (3) Bài thuyết trình về dự án; (4) Sản phẩm mẫu (nếu có); (5) Văn bản xác nhận có chữ ký của tất cả các thành viên trong nhóm.
Bản cứng nộp trực tiếp cho Ban tổ chức cuộc thi lúc 9 giờ 30 ngày 17/11/2020; bản mềm gửi qua email: khoinghiep@huaf.edu.vn hoặc sao chép qua USB để nộp trực tiếp cho Ban tổ chức.
V.5. Piching round 1
– Thời gian: 17h ngày 17/11/2020
– Thành phần tham gia: Các nhóm tham gia cuộc thi; Ban tổ chức; Ban giám khảo cuộc thi
– Đơn vị chủ trì tổ chức: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế & Thông tin thư viện; Trung tâm KN&ĐMST – Đại học Huế
– Ban giám khảo dự kiến gồm: Đại diện Lãnh đạo trường ĐHNL, ĐHH; Trung tâm KN&ĐMST – Đại học Huế; Trung tâm KN&ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế; Quỹ KN&ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các nhóm sẽ thuyết minh về dự án trước Ban giám. Thời gian thuyết trình cho mỗi dự án là 3 phút. Các nhóm sẽ thuyết minh về dự án trước Ban giám. Thời gian thuyết trình cho mỗi dự án là 3 phút. Tuyển chọn 10 dự án tham gia vào vòng chung kết và được hỗ trợ 500.000 đồng/ nhóm để tiếp tục phát triển ý tưởng. Các nhóm không vào chung kết sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia cuộc thi.
V.6. Kết nối Mentor – Mentee
– Thời gian: 17h ngày 18/11/2020
– Thành phần tham gia: Các nhóm tham gia cuộc thi; Ban tổ chức; Ban giám khảo cuộc thi
– Đơn vị chủ trì tổ chức: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế & Thông tin thư viện; Ban tổ chức cuộc thi
Sau khi chọn được 10 nhóm tại vòng Pitching –Round 1 BTC sẽ tiến hành cho các nhóm được kết nối với đội ngũ cố vấn (Mentor) cùng tham gia với nhóm để tiếp tục phát triển ý tưởng, khắc phục các hạn chế tại Round 1.
VÒNG 3: CHUNG KẾT
V.7. Vòng chung kết và trao giải (Pitching Round 2)
– Thời gian: 14h ngày 29/11/2020
– Thành phần tham gia: Các nhóm tham gia cuộc thi; Ban tổ chức; Ban giám khảo cuộc thi
– Ban giám khảo dự kiến gồm: Đại diện Lãnh đạo trường ĐHNL, ĐHH; Trung tâm KN&ĐMST – Đại học Huế; Trung tâm KN&ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế; Quỹ Đầu tư và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Quỹ KN&ĐMST tỉnh Thừa Thiên Huế và 3 Doanh nghiệp
– Đơn vị chủ trì tổ chức: Phòng Khoa học, Hợp tác quốc tế & Thông tin thư viện; Ban tổ chức cuộc thi
Các nhóm sẽ thuyết minh về dự án trước Ban giám khảo. Thời gian thuyết trình cho mỗi dự án là 3 phút. Sau đó, BTC sẽ chọn ra 5 nhóm có tiềm năng để tiếp tục vào vòng phỏng vấn.
VI. GIẢI THƯỞNG
Cơ cấu giải thưởng gồm:
+ Vòng HUAF BUSINESS INNOVATION HACKATHON: Giấy chứng nhận tham gia cho tất cả các ý tưởng được lựa chọn; Các ý tưởng lọt vào TOP 10 được hỗ trợ 500.000 đồng/ ý tưởng để tiếp tục phát triển ý tưởng.
+ Vòng chung kết – Piching round 2: 01 giải Nhất, trị giá 3.000.000đ; 04 giải Sáng tạo, mỗi giải trị giá 1.000.000đ; 01 giải Ươm tạo trị giá 30.000.000 – 50.000.000đ/dự án; Các giải thưởng khác của Nhà tài trợ nếu có.
Các ý tưởng đạt giải tiếp tục được nhận các kinh phí hỗ trợ, đầu tư từ các doanh nghiệp tham gia và tiếp tục được hỗ trợ, gửi đi tham dự các cuộc thi ý tưởng sinh viên sáng tạo khởi nghiệp ở cấp cao hơn. BTC sẽ trao thêm 01 giải cho nhóm ý tưởng được quan tâm nhất thông qua lượt tương tác qua các phương tiên truyền thông (website, mạng xã hội…) trị giá 500.000 đồng.