Nghiên cứu khoa học

Trong suốt chặng đường phát triển, Nhà trường luôn xác định nhiệm vụ, trách nhiệm với xã hội là phải tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước, trong đó nhiệm vụ đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phục sản xuất là một yếu tố rất được quan tâm. Điều này đã được nhà trường thể hiện khi mới được thành lập, nhiều công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất nông nghiệp lúc bấy giờ, như công trình nghiên cứu con lợn lai đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, chương trình nghiên cứu cải tạo vùng đất bạc màu Hà Bắc, chương trình thâm canh trong sản xuất nông nghiệp đã thực sự đi vào sản xuất. Hiện nay, với đội ngũ có chất lượng và kinh nghiệm, Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường có những đóng góp mới cho khoa học, có giá trị ứng dụng thực tế. Rất nhiều TBKT đã được chuyển giao thành công vào sản xuất, nhiều mô hình cũng đã được xây dựng và nhân rộng ra các địa phương của miền Trung. Nhờ có các tiến bộ kỹ thuật mới mà năng xuất cây trồng, vật nuôi được tăng lên, dịch bệnh được hạn chế nên đã góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho người dân.
Trong giai đoạn đoạn 2011 – 2015, trường đã có 14 đề tài dự thi đạt giải thưởng về KHCN cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc, 01 giải pháp hữu ích được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng; 02 giải pháp hữu ích đang đăng ký sở hữu trí tuệ đó là: Chế phẩm sinh học Pseudomonas putida và Quy trình bảo quản chuối tiêu Musa acuminnata. Năm 2016, nhà trường cũng đã ký kết được các hợp đồng liên kết chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất cho các công trình nghiên cứu nổi bật như : Chuyển giao kỹ thuật nhân giống cây hồ tiêu sạch bệnh với công ty Công ty Cổ phần 1-5 (Huế); Nghiên cứu và sản xuất sản phẩm thủy sản –Sinh sản nhân tạo cá Dìa với công ty Huetronics (Huế); Sản xuất và phát triển sản phẩm sinh học BOKA-TRICHO với công ty Bình Điên – Mêkông. Đây đều là những sản phẩm nghiên cứu, những giải pháp đang được áp dụng vào thực tiễn sản xuất và được người dân, doanh nghiệp đánh giá cao về mặt kinh tế.
Hàng năm, cán bộ giáo viên của Nhà trường thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các đề tài hợp tác quốc tế. Các đề tài đều bám sát thực tiễn sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp của Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đại bộ phận các đề tài vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn nhiều đề tài nghiên cứu đã trở thành tiến bộ kỹ thuật đưa vào phục vụ sản. Nhà trường chủ trương từng bước đưa các nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ươm mầm cho các kết quả khoa học để trong thời gian tới có các sản phẩm KHCN có khả năng thương mai, mang tính thực tiễn, có giá trị trong sản xuất và chuyển giao. Thành quả là trong những năm trở lại đây, một số sản phẩm đã và đang được thương mại hóa thông qua việc liên kết với các công ty, các doanh nghiệp bên ngoài như : Sinh sản nhân tạo cá dìa, Chế phẩm phòng trừ bệnh chết nhanh ở cây hồ tiêu, Sản phẩm măng muối chua sạch ……..
Không những vậy, Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã đạt giải cao tại các cuộc thi, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học được chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả tại các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội. Nhà trường cũng đang là đơn vị tham gia tư vấn, xây dựng các chiến lược phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp cho các tỉnh miền Trung trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Rất nhiều các kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường đã được xuất bản trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước và quốc tế. Nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh tặng thưởng nhiều Bằng khen liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ này.
Nhà trường cũng đang định hướng các hoạt động NCKH của cán bộ nhà trường phải gắn liền với thực tiễn sản xuất. Thông qua các dự án sản xuất thử nghiệm, nhà trường xác đinh tiến đến phải có từ 8-10 sản phẩm được thương mại hóa vào năm 2020. Mặt khác, chú trọng phát triển ươm mầm cho những sáng kiến, những nghiên cứu có tính thực tiễn cao, phù hợp và có khả năng áp dụng cao khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Song song với đó, đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức, tiến hành đào tạo, nghiên cứu theo đơn đặt hàng.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2010-2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Ch tiêu

7.2010

2011

2012

2013

2014

4.2015

NGHIÊN CU KHOAHC

– Tng sđề tài các cp

+ Số đề tài cấp Nhà nước

03

03

03

03

03

+ Số đề tài cấp Bộ

24

10

09

11

09

+ Số đề tài nghiên cứu cơ bản (NAFOSTED)

03

0

02

04

07

+ Số đề tài, dự án liên kết

13

0

07

03

02

+ Đề tài cấp ĐHH

0

13

25

23

21

+ Số đề tài cấp Trường

85

+ Số đề tài Sinh viên

100

– Tng kinh phí NCKH (tđồng)

+ Kinh phí đề tài cấp N.nước (Tr.đ)

2.842,0

3.100,0

2.605,3

2

1.785,0

1.630,0

+ Kinh phí đề tài cấp Bộ

(Tr.đ)

668,25

933,6

2788,0

8.028,0

911

+ Số đề tài nghiên cứu cơ bản (NAFOSTED)

773,5

0

960,05

1.753,9

2.640,7

5

+ Kinh phí đề tài, dự án liên kết (Tr.đ)

2.111,0

0

2.200,0

1.682,0

650

+ Đề tài cấp ĐHH

0

260,4

635,6

571

389

+ Kinh phí đề tài cấp Trường (Tr.đ)

356

+ Kinh phí đề tài Sinh viên (Tr.đ)

153