Ngành Công nghệ thực phẩm (Food technology)

I. THÔNG TIN CHUNG

– Tên chương trình đào tạo: Công nghệ thực phẩm (Food technology)
– Trình độ đào tạo: Đại học
– Mã ngành đào tạo: 7540101
– Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
– Loại hình đào tạo: Chính quy
– Khối lượng kiến thức toàn khóa: 157 tín chỉ
– Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư
Xem thêm thông tin tuyển sinh năm 2024 tại đây 

II. NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM LÀ GÌ?

Công nghệ Thực phẩm, ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2025, là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tổ chức quản lý, vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất – bảo quản thực phẩm, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…

Với qui mô dân số cao, hội nhập sâu rộng cùng với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc cùng nhiều chính sách phù hợp, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn với hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra cơ hội việc làm lớn cho ngành Công nghệ Thực phẩm.

Công nghệ Chế biến Thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do vậy, Công nghệ Thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

III. CÁC KHỐI KIẾN THỨC/ MÔN HỌC

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được học và trang bị các khối kiến thức về:

  • Cơ sở ngành về hóa sinh, vi sinh, phân tích đánh giá thực phẩm, các quá trình thiết bị công nghệ chế biến thực phẩm
  • Chuyên ngành về các công nghệ chế biến nông sản, thực phẩm
  • Phát triển kỹ năng quản lý, thực tiễn sản xuất, khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm

IV. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Kiến thức

Chương trình đào tạo trang bị kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, khối kiến thức cơ sở chuyên ngành và khối kiến thức chuyên ngành trong tính toán thiết kế nhà máy, lựa chọn công nghệ sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; phân tích, đánh giá và phát triển sản phẩm; kiểm tra, kiểm soát chất lượng các sản phẩm thực phẩm.

Kỹ năng

Chương trình đào tạo trang bị kỹ năng nghề nghiệp thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong chế biến thực phẩm như: thiết kế, lựa chọn và tổ chức, điều hành dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm; đảm nhiệm được nhiệm vụ quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như: tư vấn, phân tích, đánh giá, kiểm soát các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; tham gia nghiên cứu, giảng dạy và phát triển sản phẩm thực phẩm.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Chương trình đào tạo xây dựng năng lực nghề nghiệp như vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn, phân tích, đánh giá, tổ chức, thực hiện các vấn đề liên quan chuyên môn và các năng lực tự chủ với cá nhân, xã hội như đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm công dân, tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

V. CHUẨN ĐẦU RA

  1. Kiến thức

Vận dụng được kiến thức cơ bản về  khoa học chính trị, pháp luật; giáo dục thể chất (chứng chỉ); quốc phòng – an ninh (chứng chỉ); công nghệ thông tin (chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản) vào công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm.

Vận dụng được kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng tư duy để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.

Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và ngoại ngữ để ứng dụng trong công tác chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

Vận dụng được kiến thức cơ sở chuyên ngành cho lựa chọn, xử lý, bảo quản nông sản thực phẩm; tính toán và lựa chọn công nghệ sản xuất thực phẩm; phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm; có khả năng phân tích, đánh giá, nghiên cứu phát triển sản phẩm thực phẩm.

–  Vận dụng và phân tích được kiến thức cơ sở chuyên ngành trong thiết kế, lựa chọn, tổ chức vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm đảm bảo vệ sinh và lao động.

Có khả năng vận dụng kiến thức cơ sở chuyên ngành trong phân tích các vấn đề chuyên môn làm cơ sở cho đánh giá, đề xuất cải tiến về công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm thực phẩm.

Vận dụng được được các kiến thức bổ trợ ngành để phát triển tư duy nghề nghiệp; tổ chức, quản lý điều hành công việc chuyên môn; khởi nghiệp, thương mại và phát triển các sản phẩm về lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.

  1. Kỹ năng (PLO2)

Kỹ năng xác định, lựa chọn giải pháp giải quyết và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Công nghệ thực phẩm một cách phù hợp.

Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh chuyên môn; phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.

Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.

Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương).

– Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong thiết kế, lựa chọn và tổ chức, điều hành dây chuyền công nghệ sản xuất thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn trong quản lý và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm như tư vấn, phân tích, đánh giá, kiểm định, kiểm soát chất lượng thực phẩm; tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thực phẩm.

  1. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hoá.

– Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.

– Thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm.

– Có năng lực tự chủ trong phân tích, đánh giá và tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan chuyên môn ngành Công nghệ thực phẩm.

VI. VỊ TRÍ VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM

– Kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm.

– Cán bộ quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng.

– Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

– Nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm.

– Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Viện, Trường có nghiên cứu, đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Kiểm nghiệm thực phẩm, Dinh dưỡng.

Xem thêm Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thực phẩm tại đây

VII. THÔNG TIN KHÁC

 

– Báo Dân trí: Vừa bảo vệ khóa luận, sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng ngay

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Hotline: 0888.011.101; 0234.3514294;
Email: tuyensinh@huaf.edu.vn;
Website: tuyensinh.huaf.edu.vn;  https://ckcn.huaf.edu.vn/; huaf.edu.vn;
Zalo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế