MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐẾN 2020 Ở THỪA THIÊN-HUẾ

http://rumenasia.org/vietnam/

Thừa Thiên-Huế là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi. Tiềm năng đó được thể hiện ở các khía cạnh như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như đất đai rộng, thảm thưc vật đa dạng tạo nên những tiểu vùng sinh thái nông nghiệp giàu tiềm năng và nguồn lực lao động dồi dào. Tuy nhiên, các dạng tiềm năng đó muốn trở thành hiện thực để phát triển chăn nuôi một cách bền vững cần có những đánh giá, phân tích khoa học để đưa ra chiến lược phát triển lâu dài đi kèm những sách lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Những nét cơ bản về thực trạng chăn nuôi

Về số lượng: Trong 10 năm gần đây, đàn vật nuôi ở Thừa Thiên-Huế có biến động theo chiều hướng khác nhau (bảng 1). Đàn gà tăng khoảng 5%/năm, trong khi đó đàn vịt tăng rất nhanh (29,9%/năm). Khi đàn gia cầm tăng nhanh thì đàn trâu, bò giảm đáng kể (3,4 và 2,8%/năm). Tuy nhiên, chất lượng đàn bò có thể tăng do chương trình Sind hóa đàn bò (dự án 3561).

Về sự đa dạng giống vật nuôi: tỉnh TTH có 16 giống vật nuôi bản địa thuộc 10 loài, chiếm tỷ lệ 25% số lượng giống vật nuôi cả nước (Phạm Khánh Từ và CTV, 2004). Tuy nhiên, giống vật nuôi nhập nội không thật phong phú và thay đổi số lượng chậm.

Bảng 1. Biến động số lượng các loại vật nuôi chủ yếu ở Thừa Thiên-Huế 1995-2003 (con)

1995

2000

2001

2002

2003

Tỷ lệ tăng/năm

967.720

1.149.700

1.238.067

1.256.220

1.363.260

+ 5,1

Vịt

320.800

464.000

1.044.651

1.048.000

1.087.530

+ 29,9

Lợn

191.768

203.237

244.408

245.121

252.292

+ 3,9

Trâu

37.261

32.010

27.570

28.676

29.289

– 3,4

26.181

22.247

17.976

18.982

20.399

– 2,8

Nguồn: Niên giám thống kê TT-H, 2003

Hình thức và quy mô: Chăn nuôi ở tỉnh nhà tập trung khu vực tư nhân (hơn 99%) và quy mô nhá với mô hình chăn nuôi hỗn hợp đa mục đích. Kết quả điều tra ở các vùng sinh thái của TTH cho thấy: có khoảng 92% số hộ nuôi lợn; nuôi gà: 85,4%; nuôi vịt 52%; nuôi trâu 42% và nuôi bò 27,5%. Nuôi trâu, bò, lợn và gà tập trung ở vùng gò đồi (bảng 2). Điểm mạnh của phương thức chăn nuôi hỗn hợp đa mục đích là tận dụng tối đa nguồn thức ăn hiện có trong gia đình để chăn nuôi, nhưng điểm yếu của nó vẫn là chưa ra được sản phẩm hàng hoá thực sự có sức cạnh tranh. Mô hình tiểu nông này đã tồn tại lâu đời mang tính bền vững của truyền thống và nó tá ra lạc hậu với xu thế hội nhập kinh tế trong tương lại gần.

Bảng 2. Cơ cấu mô hình chăn nuôi hỗn hợp ở các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp (con/hộ)

Vật nuôi

Miền núi

Gò đồi

Đồng bằng

Ven biển

Chung

Trâu

1,4

4,0

2,8

1,6

2,4

2,0

7,3

3,0

3,8

3,9

Lợn

4,4

7,7

3,5

5,3

5,2

14,6

42,7

16,8

33,0

27,2

Vịt

15,2

22,2

26,9

186,7

86,1

Nguồn: Phạm Khánh Từ và CTV (2004)

Chiến lược phát triển chăn nuôi: Cơ hội và thách thức

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh TTH trong những năm tới sẽ tập trung vào những nội dung chính sau:

§ “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, cú năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiờn tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại”.

§ Giảm tỷ trọng của SX nụng nghiệp xuống còn 17% GDP năm 2010 và tiếp tục giảm còn khoảng 10%. Tuy nhiờn, cần hiểu rằng, khu vực nông nghiệp giảm là giảm về mặt tỷ trọng, còn khối lượng các loại sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra thì vẫn phải không ngừng tăng lên (Lê Đình Khánh, 2005).

§ Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ, đưa ngành chăn nuụi phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Cơ hội:

Chiến lược phát triển trên được coi là một tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải mất hàng chục năm phấn đấu với đầu tư tài chính lớn, thêm vào sự cố gắng tận tuỵ của cán bộ và nhân dân trong vùng nhằm khai thác và tối ưu hoá tiềm năng hiện có cho phát triển kinh tế.

§ Định hướng chiến lược phát triển KH-XH TTH đã chú trọng phát triển chăn nuôi như một nguồn thu nhập quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thật vậy, nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho một nền kinh tế mà tỷ lệ phát triển trung bình 7,5% là rất cao. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tiêu chí chất lượng của sản phẩm chăn nuôi.

§ Tiềm năng nguồn tài nguyêntự nhiên: Diện tích đất dâi rộng, đặc biệt là vùng gò đồi chưa được sử dụng hợp lý. Vùng gò đồi của tỉnh được coi như là vùng tiềm năng chưa được khai thác là bao vì những lý do mang tính lịch sử và sự yếu kém về đầu tư và công nghệ. Chăn nuôi lớn tập trung ở vùng gò đồi còn đảm bảo tính an toàn dịch bệnh, nhất là những bệnh truyền lây từ gia súc cho con người (khuyến cáo của FAO 2005)

§ Đa dạng sinh thái nông nghiệp là cơ hội để đa dạng hóa con nuôi. đây là chìa khoá để phá thế độc canh và đa dạng hoá vật nuôi có định hướng sẽ tạo cơ hội có sản phẩm hàng hoá nhiều phục vụ cho xuất bán sang các tỉnh bạn và lâu dài hơn là phục vụ xuất khẩu. Con dê là một ví dụ: Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Trung Đông (theo hồi giáo, không ăn thịt lợn) coi thịt dê là thứ thịt giàu dinh dưỡng và còn hàm chứa nhiều “thảo dược” do ăn lá cây mang lại. Đã nhiều lần bạn đặt mua dê của ta nhưng ta chưa đáp ứng được.

§ Cơ hội tiếp cận thị trường cao, đặc biệt sự hội nhập của Việt Nam trong khối thị trường chung – WTO. Chúng tôi muốn nói đến một khía cạnh nhá trong hội nhập đó là: nếu ta cũng làm chăn nuôi xuất khẩu theo mô hình Tp. Hồ Chí Minh hay các tỉnh lớn khác thì thật khó mà đuổi kịp họ vì dân ta nghèo vốn đầu tư. Vậy nên chăng tỉnh nên chọn những vật nuôi bản địa mà hiện nay số đầu con trong cả nước còn rất nhá bé như con dê (tổng đàn cả nước 650 ngàn con, Cục Thống Kê 2004) để giảm sự cạnh tranh từ các tỉnh giàu). Nuôi gà ri theo mô hình sản xuất trang trại lớn cũng là một cách đi rất đáng quan tâm vì giá gà ri trên thị trừng gấp tới 1,8 lần gà công nghiệp. Những vật nuôi ví dụ kể trên có thể là cách để chúng ta có những cách đi độc đáo để hội nhập. Chúng tôi xin lưu ý rằng khi vốn đầu tư nhá thì không nên làm chăn nuôi như các tỉnh giàu đã làm vì như vậy ta tự tạo cho mình sức ép cạnh tranh. Hay nói đúng hơn thì làm kinh tế phải biết phát hiện khai thác nội lực và dựa vào những mặt hàng còn chưa có người khai thác nhiều.

§ Kinh nghiệm chăn nuôi và sự phát triển mạnh của công nghệ sinh học trong chăn nuôi là cơ hội lớn để đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngày nay tiêu dùng nội địa không còn là vấn đề cho các địa phương. Muốn sản phẩm chăn nuôi có giá thì phải đầu tư vào tiêu chí chất lượng hàng hoá, mà tiêu chí này không thể thiếu công cụ công nghệ sinh học hiện đại ứng dụng trong chăn nuôi. Kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống là phục vụ cho các nông hộ sản xuất nhá (chiếm số đông) và ứng dụng công nghệ sinh học là phục vụ cho nhóm những nông dân khá giả trong nông thôn và các xã ven đô. Nói khác đi chúng ta nên định hướng rõ hai bộ phận cấu thành của nền chăn nuôi trong tỉnh là: (i) chăn nuôi ơ khu vực nghèo, phục vụ tiêu dùng nội bộ (ii) chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phục vụ cho trao đổi hàng hoá với các tỉnh và xuất khẩu.

Thách thức:

§ Trình độ sản xuất và khả năng tiếp cận công nghệ cao bị hạn chế. Một khi sản xuất không còn dừng lại ở sản xuất tự cấp mà là sản xuất hàng hóa thì đòi hái trình độ của người chăn nuôi được cải thiện, nhất là quản lý.

§ Thị trường tiêu thụ bị hạn chế mặc dù cơ hội tiếp cận cao, trong đó tiêu thụ tại chổ quá thấp; khi chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu hoặc tạo ra các sản phẩm chế biến.

§ Chất lượng sản phẩm thấp là vấn đề mấu chốt cần giải quyết để phát triển. Chất lượng sản phẩm chăn nuôi bao hàm giá trị dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Đây là thách thức lớn khi ngành chăn nuôi của chúng ta dựa vào chăn nuôi nhá lẽ ở nông hộ.

Chiến lược phát triển chăn nuôi: Nuôi bò thịt

Nuôi bò thịt là nghề truyền thống và rất tiềm năng ở Thừa Thiên-Huế. Nhiều mô hình thử nghiệm nuôi bò thịt thâm canh – đầu tư cao- đã được tiến hành và tá ra có kết quả. Nhiều giống bò nhập nội thích ứng điều kiện chăn nuôi thâm canh ở nước nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, tiềm năng di truyền của các phẩm giống khó phát huy trong điều kiện dinh dưỡng hạn chế.

Hơn nữa, chăn nuôi bò thâm canh thành công ở các tỉnh trong nước và miền Trung là những bài học quý cho tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Nếu tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt, theo chúng tôi nên có chiến lược thích hợp. Trước hết, chiến lược về con giống: cần xây dựng vùng sản xuất giống bằng việc chọn lựa bò cái nội tốt lai với bò dòng Zebu. Không nên nuôi bò giống thuần nhập nội vì chúng ta chưa tìm được giống thích hợp với điều kiện mưa nhiều và ẩm độ cao như ở Huế, hơn nữa, đầu tư thức ăn chưa đáp ứng. Thích hợp cho loại hình chăn nuôi này là các xã, huyện lân cận TP Huế, nơi mà người dân có đầu tư và tiếp cận thị trường tôt.

Thứ hai, giải quyết tốt nguồn thức ăn, trong đó thức ăn xanh, thô (cá, rơm..) và thức ăn bổ sung. Để giải quyết nguồn thức ăn thì (i) cần có chiến lược xử lý, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân lá lang, lạc, bã sắn..; (ii) phát triển cây thức ăn năng suất và chất lượng cao. Ưng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất và chế biến thức ăn. Thứ ba, công tác khuyến nông: đây là khâu quan trọng nhằm giải quyết tốt các dịch vụ chăn nuôi bò.

Phát triển chăn nuôi bò kèm theo hình thức thích hợp. Hình thức chăn nuôi thâm canh là hình thức chính nhằm đem lại lợi nhuận hơn là chăn thả tự do trong những khu vực, nông hộ có đủ điều kiện đầu tư. Hình thức chăn nuôi bán thâm canh có thể là hình thức chăn nuôi phổ biến trong 5 năm tới ở TTH. Tuy nhiên, cần thiết phải cân nhắc về việc tăng hay ổn định số lượng đàn bò trong tỉnh.

Việc thành lập hiệp hội chăn nuôi bò hay một hình thức tương tự (ví dụ, câu lạc bộ..) là việc làm cần thiết giúp người chăn nuôi có thêm thông tin và hỗ trợ cho công tác khuyến nông.

Chiến lược phát triển chăn nuôi: Nuôi lợn

Chăn nuôi lợn cũng là nghề truyền thống và ngành chăn nuôi chủ yếu ở Thừa Thiên-Huế. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi hiện thời vẫn là “tân dụng”, quy mô nhá và it đầu tư. Rất ít cơ sở chăn nuôi có quy mô trung bình (vài trăm lợn thịt, hoặc lợn nái). Phần lớn các chương trình, dự án phát triển đều tập trung phát triển chăn nuôi lợn ở nông hộ nhá. Điều này cho thấy hình thức này khá bền vững. Trong những năm qua, việc ứng dụng CNSH trong sản xuất giống, trong thức ăn chăn nuôi lợn và thú y đã được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn trong những năm tới ở tỉnh ta có thể là:

1. Chọn lọc, giới thiệu các tổ hợp lợn lai thích hợp (lai kinh tế, lai 3, 4 máu) với các vùng sinh thái và điều kiện kinh tế-xã hội từng vùng trong tỉnh. Nên sử dụng nái Móng Cái làm nền cho các tổ hợp lai vì sự thích nghi cao ở giống lợn nội này. Không nhất thiết phải tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ nạc một cách tràn lan trong tỉnh; không nhất thiết phải tập trung chăn nuôi cho xuất khẩu vì giá thịt xuất khẩu hiện nay thấp hơn tiêu thụ nội địa (khoảng 170 USD/tấn thịt nạc cho xuất khẩu).

2. Xây dựng các mô hình nuôi lợn thâm canh, quy mô vừa và lớn ở một số nơi có điều kiện thích hợp. Hình thức thích hợp nhất là mô hình nuôi khép kín từ sản xuất giống đến nuôi thịt. Chúng ta nên suy nghĩ đến quy mô 500-1.000 lợn thịt/năm và 50 nái cơ bản cho một trang trại (nông hộ). Một vài tỉnh ở gần chúng ta đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi này.

3. Sản xuất và chế biến thức ăn tại chổ nhằm hạ giá thành và chủ động cho người chăn nuôi. Nên xây dựng một vài nhà máy sản xuất thức ăn hiện đại có quy mô vừa (2-3 tấn/giờ) nhằm cung câp thức ăn cho chăn nuôi lợn.

4. Phòng trừ dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm thường gặp. Xây dựng tốt mạng lưới thú y và khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi nói chung và CN lợn nói riêng. TT khuyến nông và chi cục thú y sẽ có những đề xuất chi tiết về các lĩnh vực này.

Chiến lược phát triển chăn nuôi: Nuôi dê, cừu

Tập đoàn gia súc nhai lại nhá (small ruminants) như dê, cừu đang phát triển mạnh ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Chúng được coi như nguồn gene quy hiếm. Trong số chúng, dê Bách Thảo –tầm vóc 40-60kg, dê cá-20-25 kg- được coi là phổ biến. Dê Bách thảo vừa cho thịt vừa cho sữa (khoảng 150 ngày, năng suất 1-1,5kg/con/ngày). Khoảng 6-7 tháng tuổi, dê thịt có khối lượng 40-60 kg, tỷ lệ thịt khoảng 40%, vì vậy năng suất thịt 16-24 kg/con. Một số giống nhập nội tá ra ưu thế hơn về năng suất thịt cũng như sữa và đang được nhân rộng, trong đó có Thừa Thiên-Huế.

Cừu thịt Phan Rang được nhập vào nước ta khoảng hơn 100 năm nay, nuôi ở Phan Rang. Giống Cừu này chịu khí hậu nóng ẩm và 6 tháng nuôi có khối lượng 30-40kg. Gần đây, cừu đã được nuôi ở Ba Vì và Huế đã chứng tá được khả năng thích ứng của chúng.

Dê, cừu sinh sản nhanh, có thể 1,9-2,2 lứa/năm, tỷ lệ sinh đôi, ba trên 35%, nuôi tốt đạt trên 40%. Trung bình, một dê, cừu mẹ có thể sinh 4-6 con một năm. Điều này cho thấy, khả năng nhân đàn rất nhanh.

Đặc điểm khác của dê, cừu là thích ứng với phổ thức ăn rộng, không cần nhiều diện tích chăn thả và thích ứng tốt với nuôi nhốt (zero grassing). Đầu tư ít vốn cho con giống, thức ăn và điều này hoàn toàn phù hợp với người nghèo.

Thị trường thịt dê lớn nhất thế giới là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật bản. Tuy nhiên, Việt Nam chưa xuất khẩu thịt dê, cừu. Thị trường tiêu thụ trong nước khá mở. Nếu lượng thịt dê cừu tiêu thụ trung bình cho 1 người là 1,5 kg/năm, thì ở Thừa Thiên Huế tiêu thụ khoảng 1.500 tấn thịt/năm, và cần nuôi khoảng 100.000 con dê, cừu thịt/năm.

Chúng tôi có một số đề xuất về phát triển chăn nuôi dê, cừu ở Thừa Thiên-Huế như sau:

1. Xây dựng trung tâm giống dê, cừu nhằm cung cấp con giống cho nông hộ chăn nuôi. Trung tâm này có quy mô khoảng 200 con cái sinh sản. Không nhất thiết trung tâm là một đơn vị nhà nước, có thể là hộ nông dân được hỗ trợ ban đầu của nhà nước.

2. Phát triển mô hình chăn nuôi dê, cừu quy mô nhá và vừa (100-200 con) theo hình thức: Kết hợp giữa nuôi nhốt (70-80%) và chăn thả (20-30% thời gian) ở những nơi có tiềm năng thức ăn tự nhiên và phát triển cây thức ăn với các giống dê cao sản như con lai giữa dê ngoại x nội, dê Bách Thảo… Thích hợp hơn cả là vùng đồi phía Tây Huế và vùng cát nội đồng.

Chiến lược phát triển chăn nuôi: Nuôi động vật quý hiếm

Đà điểu:

Đà điểu đã được nhập vào Việt Nam nhiều năm nay và đã được xem xét sự thích nghi. Kết luận của Tổng Công ty Khánh Việt (Khánh Hòa), sau 7 năm nuôi đà điểu là (hiện nay KHATACO có 3 trung tâm Ninh Hòa, Tam Phú và Cam Ranh):

§ Đà điểu tá ra thích hợp với vùng đất cát ven biển miền Trung.

§ Sức sản xuất đạt tiêu chuẩn ly thuyết: 1 năm tuổi có khối lượng 95-100kg; con mái trưởng thành ở độ tuổi 18-24 tháng có khối lượng 130 kg, con đực: 24-30 tháng, 150kg.

§ Kỹ thuật nuôi không phức tạp, it bệnh tật, chủ yếu là tắc ruột do ăn nhiều cát hay vật lạ.

Sản phẩm từ đà điểu rất phong phú: thịt với chất lượng cao, da với giá cao (300-500USD/bộ ở Mỹ; 1,7-1,8 triệu VND ở Hà Nội), trứng tươi, hàng mỹ nghệ từ võ trứng.

Hiện nay, một gia đình ở Huế đã nuôi thử đà điểu. Tuy chưa có kết luận về tính thích ứng, nhưng đà điểu cũng có thể là vật nuôi có triển vọng ở Thừa Thiên-Huế.

Nếu tỉnh Thừa Thiên-Huế quan tâm đến việc chăn nuôi đà điểu, chúng tôi xin có đề xuất như sau:

Nuôi thử nghiệm đà điểu ở một số vùng cát ven Tam Giang hay Lăng Cô. Nếu đà điểu thích ứng tốt, thì:

§ Xây dựng trung tâm giống, quy mô có thể 500-1.000 con sinh sản nhằm cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi vừa và nhá.

§ Nuôi đà điểu trong các nông hộ với quy mô nhá và vừa (100-500 con).

Trên đây là một số suy nghĩ về định hướng phát triển chăn nuôi ở tỉnh ta trong những năm 2006-2010. Tuy nhiên, những định hướng này không chỉ phụ thuộc vào khả năng cung cấp tài chính mà còn phụ thuộc rất lớn vào năng lực con người. Chúng tôi hy vọng trong những năm tới ngành CN tỉnh nhà đóng góp quan trọng cho sự phát triển KT-XH tỉnh nhà.

Tài liệu tham khảo chính:

1. Quyết định 166/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 1 năm 2001 về biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010

2. Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 1 năm 2001 về biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010

3. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về đinh hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

4. Bộ Kế hoạch- Đầu tư: Thông tư hướng dẫn triển khai Quyết định 153/2004/QĐ-TTg số 01/2005 ngày 09/3/2005.

5. Cục thống kê. Niêm giám thống kê Thừa Thiên-Huế, 2003.

6. Phạm Khánh Từ, Nguyễn Văn Huy, Đàm văn Tiện. 2004. Báo cáo tiến độ đề tài cấp bộ trọng điểm “Nghiên cứu đa dạng và bảo tồn sinh học vật nuôi ở Thừa Thiên-Huế”.

7. Nguyễn Văn Thiện, 2005. Hướng phát triển và nghiên cứu chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò, dê, ngựa) giai đoạn 2005-2010.

8. Lê Đình Khánh, 2005. Cơ cấu kinh tế trong phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2010. Báo cáo tại hội nghị “Đối thoại giữa các nhà quản lý và khoa học về phat triển nông thôn” 11-13/8/2005 tại Đà Nẵng.