Hội thảo quốc tế về giảm thiểu khí phát thải do suy thoái và phá rừng hậu kỳ Copenhagen chủ đề: “Con đường phía trước”

Hội thảo được tổ chức với sự tài trợ chính của Viện nghiên cứu quốc tế về phát triển bền vững (IISD, International Institute for Sustainable Development), Hiệp hội lợi ich rừng nhiệt đới (ASB, Partnership for the tropical forest margins) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam. Hội nghị được tổ chức trong 3 ngày 8 – 10 tháng 3 năm 2010 nhằm tiếp cận kết quả hội nghị biến đổi khí hậu tại Copenhagen năm ngoái về chương trình giảm thiểu khí phát thải do suy thoái và phá rừng (cộng) – REDD+ và giảm thiểu khí phát thải do các loại hình sử dụng đất khác; định hướng cho kế hoạch khả thi thực hiện đàm phán về REDD+ ở trường quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm về các nghiên cứu khởi đầu nhằm thiết lập chi phí và cơ chế thẩm tra sự giảm thiểu khí nhà kính bao gồm chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến phương pháp luận kỹ thuật tính toán và thực hiện REDD+; xác định ưu tiên, chiến lược và cơ hội hợp tác liên quan đến hoạt động chương trình REDD+ cả 2 lĩnh vực cơ sở lý thuyết và chương trình hành động. Hội thảo này là hội thảo thứ 2 trên thế giới liên quan đến chương trình REDD+ được đồng tổ chức bởi IISD và ASB-ICRAF với sự tài trợ chủa chỉnh phủ Na Uy và ủng hộ của chính phủ Việt nam mà đại diện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)

Hội nghị được tổ chức rộng rãi với các đại diện từ Cambodia, Laos, Indonesia, Nepal, Papua New Guinea, Sri Lanca, Thailand và Việt nam. Hội nghị nghe những tham luận chính thức của các vị Pham Văn Tân (Vụ quan hệ quốc tế của Bộ tài nguyên môi trường, Việt nam, John Drexhage và Deborah Murphy (IISD – Canada), Peter Akong Minang, Vanessa Meadu, Joyce Kasyoki (ASB-ICRAF-Kenya), George Wamukoya (COMESA-Kenya), Jorge Torres (SFMBAM-Peru), Akiko Inoguchi (FAO, Vietnam/Japan), Agus Sari (Ecosecirities) và Eka Ginting (PT Rimba Raya Conservation).

Các đại biểu tham dự hội thảo

Chủ đề đầu tiên về những kết quả của COP 15 về REDD+, sản xuất nông nghiệp và những định hướng tiếp theo cũng như các vấn đề về đàm phán sẽ được thực hiện trong năm 2010. Ông John Drexhage tham luận vấn đề những vấn đề tồn đọng cần giải quyết về đàm phán REDD+, bà Deborah Murphy tham luận tổng quan kết luận của COP 15 về REDD+ và Nông nghiệp và Ông George Wamukoya diễn giải các vấn đề sau COP 15 liên quan đến giảm thiểu khí phát thải từ hoạt đông sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất khác. Mong đợi từ cuộc hội thảo này cũng được các đại biểu đại diện cho các vùng lãnh thổ thể hiện rất rõ ràng, TS. Doddy Kukadri từ Indonesia đại diện cho khối Asean, Ông Jorge Torres (SFM-BAM) đại diện cho các nước lưu vực và châu thổ Amazon và ông George Wamukoya đại diện cho các quốc gia Châu Phi. Sự chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các nghiên cứu khởi đầu chương trình REDD+ cũng đã được chia sẻ trong tinh thần học hỏi và hợp tác hữu nghị. Đáng chú ý là các báo cáo về những bài học tiên phòng về UN-REDD của Akiko Inoguchi (FAO, Vietnam), kinh nghiệm khi phân cấp hoạt động dự án của Jorge Torrges (SFM-BAM) và những vấn đề thuộc về kỹ thuật và ưu tiên trong quá trình thực hiện chương trình REDD+ của Peter Akong Minang (ASB-ICRAF). Vấn đề liên quan đến tài chính cho REDD+ cũng được thảo luận sôi nổi với những định hướng về cơ hội và chướng ngại về quỹ cho các dự án REDD+, tìm kiếm thị trường carbon. Các thuyết trình viên dẫn dắt và cung cấp thông tin tổng quan và những cơ hội tìm kiếm dòng tài chính cho các dự án, vai trò của thị trường và các vấn đề phải khắc phục trong đàm phán. Cụ thể, Agus Sải từ Ecosecurities trình bày về cơ hội tài chính cho REDD+, Ông Eka Ginting thuộc PT Rimba Raya Conservation của Indonesia trình bày về REDD+ và thị trường carbon, Charles Erhart thuộc Care International của Việt Nam trình bày chủ đề đưa các dự án lâm nghiệp vào môi trường thị trường – cơ hội và bài học rút ra. Các thành viên tham dự hội thảo còn có kế hoạch tham quan điểm nghiên cứu thử nghiệm REDD tại vườn quốc gia Bạch Mã và các hoạt động Lâm nghiệp xã hội tại vùng đệm của Vườn trong khuôn khổ cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập của cộng đồng địa phương nhằm giảm thiểu tác động vào tài nguyên rừng.