Đào tạo lý thuyết gắn với thực tế nghề nghiệp và có doanh nghiệp đồng hành!

Đào tạo lý thuyết gắn với thực tế nghề nghiệp và có doanh nghiệp đồng hành là phương châm và mục tiêu đào tạo chính của ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Với đặc thù ngành học thuộc khối ngành xây dựng được tổ chức đào tạo trong ngôi trường truyền thống về nông nghiệp, nên cơ sở vật chất bước đầu còn gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên với mục tiêu lý thuyết đi đôi với thực tiễn, trong những năm qua bộ môn Kỹ thuật công trình đã chủ động liên kết với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong đó hai địa bàn chính hiện nay là Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Do đặc thù ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc có hệ thống, phương pháp, quy trình chặt chẽ đặc biệt là có kinh nghiệm thực tế. Thấy rõ được tầm quan trọng của việc học phải đi đôi với thực hành Bộ môn Kỹ thuật công trình đã từng bước xây dựng mô hình đào tạo học đi đôi với hành điều này được thể hiện rõ trong suốt quá trình đào tạo của trường.
20841022 1409741875748482 24413919361912085 n
20799047 1409741892415147 9137030841155531965 n
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng K50 (Cuối năm 1) tham gia tiếp cận nghề
Từ những môn cơ bản của ngành xây dựng, bên cạnh các em được thực hành thực tập tại các phòng thí nghiệm của nhà trường. Các em sinh viên đã được đi kiến tập về cách thức tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp cũng như vận hành thử các loại thiết bị máy móc dùng trong xây dựng để nắm được công năng và cách sử dụng từng loại.
Các môn học từ cơ sở ngành đến chuyên ngành đều được thiết kế lý thuyết song song với thực hành. Sau các buổi học lý thuyết trên lớp, các em sinh viên được thực hành tại các công trình nhằm áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế để cùng trải nghiệm và đúc kết kinh nghiệm. Hàng tuần các em sinh viên từ năm học thứ 3 đều có ít nhất 4 buổi thực hành trên các công trường. Đến năm học thứ 4 thời gian sinh viên tham gia tại cac công trường tăng lên tối thiểu 6 buổi. Trước khi tốt nghiệp tất cả sinh viên đều phải đi thực tập 6 tháng tại các công ty tư vấn thiết kế, tư vấn tổ chức thi công, quy hoạch, cấp thoát nước và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. Đăc biệt trong 4,5 học các bạn sinh viên phải hoàn thành 3 đồ án về quy hoạch, thiết kế, tổ chức thi công dưới sự hướng dẫn của các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy của Bộ môn Kỹ thuật công trình cũng như thầy giáo ở các trường đại học trong cả nước như Đại học Xây dựng, Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Đại học Thủy Lợi.
20800019 1409742109081792 8745170721654633351 n
20799768 1409742112415125 256251096218361656 n
Sinh viên ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng học tập tại công ty Tuấn Lê, TP Đà Nẵng (Công ty có vốn đầu tư của nước ngoài)
Bên cạnh đó công tác trao đổi sinh viên với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin và các nước có ngành kỹ thuật hạ tầng phát triển nhất ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan luôn được Nhà trường và Bộ môn quan tâm và thúc đẩy. Nhiều sinh viên học ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng có vốn tiếng anh tốt có nhiều cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường Đại học ở các nước đó từ năm học thứ 2 trở đi.
Sinh viên Tôn Thất Bảo Hân (Lớp Kỹ thuật cơ sở hạ tầng K49- Sinh viên năm thứ 3) báo cáo kết quả quá trình trao đổi học tập tại trường Đại học Ubon Ratchathani, Thái Lan
20800062 1409742219081781 5152017932783974304 n
20841998 1409742222415114 4834521941690328940 n