Chế phẩm sinh học Bokashi Trầu

Boakshi trầu là chế phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ chiết suất từ dịch chiết lá trầu và lên men với các vi sinh vật có lợi, chế phẩm tạo nên có thành phần chủ yếu: Eugenol, Chavicol, Estradiol, Cadinen và các hợp chất phenol khác từ chất chiết lá trầu, và các vi sinh vật chủ yếu nhóm Lactobacillus. Sản phẩm vừa có khả năng kháng khuẩn và có khả năng tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa của động vật thủy sản. Chế phẩm không gây ô nhiễm môi trường, không gây tồn dư trong cơ thể động vật thủy sản. Là chất có nguồn gốc từ nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, nâng cao sức đề kháng bệnh cho động vật thủy sản. Ngoài ra, khi tôm được bổ sung chế phẩm có màu sáng hơn, vỏ kitin cứng hơn so với tôm không được bổ sung.

Tác dụng
– Có khả năng ức chế hoạt động các vi khuẩn của Vibrio và Aeromonas, Ecoli, Coliform, Stapilococcus ở nồng độ 4,5 ppm và khả năng tiêu diệt ở nồng độ 7,5 ppm.
– Có khả năng ức chế nấm Lagenium và Fusarium ở nồng độ 100.000ppm , với nồng độ từ 5.000 đến 10.000 ppm có khả năng ức chế các nấm Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces và các ký sinh trùng Zoothamnium, Epistylis, Vorticella, Gregarine.

Sử dụng
– Sử dụng đơn giản bằng cách phối trộn với thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối và cho ăn bình thường, có mùi thơm của Eugenol và nấm men.
– Phòng các bệnh dịch ở động vật thủy sản, trị các bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra và có khả năng tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.
– Liệu trình phòng và trị:
+ Liều phòng: 20 ml/kg thức ăn, trộn đều cho ăn trong 2 tháng từ khi bắt đầu nuôi thương phẩm. Chế phẩm tốt nhất là dùng để phòng bệnh và giảm rủi ro bệnh.
+ Liều trị: 40 ml/1 kg thức ăn, trộn đều và cho ăn liên tục trong 3 tuần mắc bệnh và sau đó giảm liều xuống 20 ml/1 kg thức ăn.

Hiệu quả
– Là chế phẩm sử dụng có hiệu quả cao trong các hình thức nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến.
– Đối với 1 ha diện tích nuôi tôm, với phương thức bán thâm canh (mật độ 10 – 15 con/m2) chỉ cần 30 – 40 lít sản phẩm Bokashi trầu cho một vụ nuôi, chi phí hết 1.800.000 đến 3.200.000 đồng/ha. Nuôi thâm canh tăng chi phí lên gấp 3 – 4 lần. Khi sử dụng chế phẩm Bokashi trong nuôi tôm và cá có thể tăng thu nhập từ 20 – 30 % so với đối chứng.
– Để có hiệu quả cao hơn trong việc vừa phòng bệnh tốt cho động vật thủy sản và quản lý tốt chất lượng nước trong ao nuôi, đó là kết hợp với việc sử dụng EM2 và EM5.

Đóng gói và bảo quản
– Chế phẩm là dung dịch, được đóng gói ở các bô-can từ 5, 10, 15, 20 và 30 lít dễ vận chuyển
– Bảo quản trong điều kiện bình thường với nhiệt độ từ 22 – 35oC trong thời gian 3 tháng, sau 3 tháng hàm lượng Lactobacillus của chế phẩm giảm mạnh.

Khuyến mại
– Chế phẩm được khuyến mại với quy trình hướng dẫn sử dụng, nơi có từ 20 hộ sử dụng trở lên sẽ được Dự án SXTN hỗ trợ các khóa tập huấn về nuôi trồng thủy sản.

Địa chỉ liên lạc
Xưởng sản xuất Bokashi trầu – Khoa Thủy sản – Trường đại học Nông Lâm – Đại học Huế; Số ĐT: 054.3535464/537383/3536566; Fax: 054.3524923/0985910608; E-mail: l2tan2004@gmail.com

Nhãn mác – Sở hữu trí tuệ
– Nhãn hiệu hàng hóa (Trường ĐH Nông Lâm Huế): MS4-2010-16581
– Kiểu dáng công nghiệp (Trường ĐH Nông Lâm Huế): MS3-2010 – 01030
– Giải pháp sáng chế: MS1-2010-02140 với các tác giả: Nguyễn Quang Linh (CN), Trần Quang Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Phước, Trương Thị Hoa, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Nam Hà, Lê Văn Bảo Duy, Nguyễn Đức Quỳnh Anh, Hồ Thị Tùng, Nguyễn Quang Lịch, Lê Thị Thu An, Nguyễn Bá Thiên An.