Thử nghiệm một số giống Ngô Nếp phục vụ chế biến sản phẩm sữa Ngô tại Quảng Nam

Hiện nay, các sản phẩm sữa ngô trên thị trường hầu hết sử dụng giống ngô ngọt. Các cơ sở sản xuất sữa ngô chủ yếu thu mua nguyên liệu ngô từ nơi khác nên gặp vấn đề trong việc truy xuất nguồn gốc. Mặt khác thị trường sữa ngô hiện nay tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập, giả nhiều hơn thật, chất lượng sản phẩm đang bị bỏ ngỏ làm mất lòng tin trong người tiêu dùng.

Canh tác ngô nếp theo hướng nông nghiệp an toàn và kết hợp chế biến thành phẩm sữa ngô nếp đạt tiêu chuẩn. Nhằm tăng hiệu quả kinh tế, kết hợp bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần giúp địa phương mà trực tiếp là người dân trực tiếp sản xuất sẽ tiếp cận được phương pháp canh tác mới, kết nối được thị trường tiêu thụ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.

Vì vậy, việc ứng dụng mô hình sản xuất sữa ngô gắn liền với nguồn cung nguyên liệu ngô nếp sạch ngay chính tại địa phương là mô hình hứa hẹn đem lại hiệu quả cao, bền vững, có lợi thế so sánh với các cơ sở sản xuất khác. Ngoài ra, sữa ngô nếp với đặc điểm có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với các giống khác, kết hợp với mùi vị thơm, hương vị đặc trưng…

Trước thực tiễn đó, trong khuôn khổ đề tài Ứng dụng và phát triển công nghệ cấp huyện 2018-2020 của Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam; được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Dưới sự chủ trì của TS. Nguyễn Văn Đức phối hợp với HTX Nông nghiệp Điện Phước 2, nhóm thực hiện nghiên cứu “Xây dựng mô hình trồng và chế biến sản phẩm sữa ngô nếp theo hướng nông nghiệp an toàn trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”.

Kết quả nghiên cứu đánh giá bước đầu cho thấy các giống ngô nếp sinh trưởng, phát triển tốt. Vụ thu hoạch đầu tiên, sản phẩm đã được chế biến thành sữa ngô nếp với các tiêu chí đánh giá rất khả quan. Dự kiến vụ trồng ngô tiếp theo sẽ hoàn thiện quy trình sản xuất và đăng ký nhãn hiệu sữa ngô nếp cho địa phương trong bối cảnh Quảng Nam đang phát triển mạnh chương trình OCOP – “Một xã một sản phẩm”.

Một số hình ảnh thực tiễn:

Cơ quan chủ quản và chủ trì kiểm tra tiến độ ngoài thực địa

 

Mô hình thực nghiệm

 

Bắp ngô nếp trên ruộng
Máy chế biến sữa ngô

 

Nhãn mác bao bì dự kiến
Sữa ngô thành phẩm đóng chai