1. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Infrastructure Engineering)
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Thời gian đào tạo: 5 năm
4. Yêu cầu về kiến thức
Nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và pháp luật phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Có đủ kiến thức về khoa học cơ bản, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn; Có trình độ cơ bản về tin học và sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành; Có trình độ Anh văn B1 hoặc tương đương; Có chứng chỉ về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng; Người tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để lập và quản lý dự án xây dựng, dự toán xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, điện dân dụng…(sau đây gọi chung là các công trình cơ sở hạ tầng) và làm việcở nhiều vị trí công việc khác nhau của kỹ sư như tư vấn kỹ thuật, lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng, lập dự toán xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng.
5. Yêu cầu về kỹ năng
Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn về toán học, khoa học và kỹ thuật để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng; Khả năng xây dựng và tiến hành thực nghiệm, thu thập, phân tích và xử lý số liệu kỹ thuật của các công trình cơ sở hạ tầng; Có kỹ năng thiết kế và triển khai các hệ thống, quy trình quản lý, khai thác, sửa chữa, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế ràng buộc; Có kỹ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết có hiệu quả và sáng tạo các vấn đề kỹ thuật mới và thực tế trong qua trình đầu tư và xây dựng công trinh cơ sở hạ tầng; Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế; Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; Có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; Có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn; Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
6. Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong các doanh nghiệp, các dự án đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. Có năng lực tốt về chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc ở các vị trí công việc khác nhau của người kỹ sư như tư vấn kỹ thuật, lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng, lập dự toán, khảo sát, thiết kế, quy hoạch, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng. Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất tốt để làm việc tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật cơ sở hạ tầng; Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Có năng lực đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
Có trách nhiệm phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời; Có trách nhiệm trong việc đóng góp xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến và sự phồn vinh của đất nước; Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có tác phong công nghiệp và phương pháp làm việc khoa học; Chịu khó học hỏi, nghiêm túc và trung thực trong công việc, có thái độ yêu nghề và cầu tiến; Có tính hòa đồng, năng động và sáng tạo, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
7. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành KTCSHT, Kỹ sư cơ sở hạ tầng có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trong các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; Làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; Có thể tham gia tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng như lập và quản lý dự án xây dựng, dự toán xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng các công trình; Có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau của người kỹ sư như tư vấn kỹ thuật, lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng, lập dự toán xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng; Có thể làm việc tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, cao đẳng, dạy nghề, hoặc các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.
8. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài; Có thể làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng hay sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ qua trính đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học trong và ngoài nước; Có khả năng nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng công trình cơ sở hạ tầng; Có thể tham gia các khóa đào tạo lấy chứng chỉ nghề chuyên môn như chứng chỉ tư vấn giám sát, Chứng chỉ đấu thầu, Chứng chỉ dự toán xây dựng hoặc học các chương trình thuộc ngành đúng, ngành gần của ngành KTCSHT.