Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế phối hợp với Đại học Kyoto tổ chức Seminar về Sinh kế và Môi trường tại Việt Nam.

Ngày 28/3/2025 vừa qua, Trường Đại học Nông Lâm (ĐHNL), Đại học Huế (ĐHH) đã phối hợp với Khoa Sau Đại học về Môi trường toàn cầu (GSGES) thuộc Đại học Kyoto, Nhật Bản tổ chức Seminar về “Sinh kế và Môi trường tại Việt Nam”. Seminar đã thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu quan trọng từ hai cơ sở giáo dục.

Toàn cảnh buổi Seminar
Toàn cảnh buổi Seminar

Có mặt tại buổi Seminar, về phía Đại diện GSGES, Đại học Kyoto, có GS. Chihito Tanaka – Trưởng Khoa; GS. Izuru Saizen – Phó trưởng Khoa cùng các giảng viên khác. Về phía Trường ĐHNL, có PGS.TS. Trần Thanh Đức – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường; GS.TS. Lê Đình Phùng – Thành viên điều hành Hội đồng Trường, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Phạm Hữu Tỵ – Trưởng phòng KH, HTQT&TTTV cùng nhiều cán bộ của trường.  Bên cạnh đó, Seminar cũng có sự tham gia của các nhà khoa học từ Đại học Huế.

GS. Chihito Tanaka – Trưởng Khoa; GS. Izuru Saizen – Phó trưởng Khoa
Đoàn Trường Đại học Kyoto, Nhật bản tại buổi Seminar
PGS.TS. Trần Thanh Đức - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng phát biểu
PGS.TS. Trần Thanh Đức – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu

Từ khi được thành lập vào năm 2002, GSGES đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tại Việt Nam, đặc biệt tại Huế, Hà Nội và Đà Nẵng. Các hoạt động này bao gồm trao đổi sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, thực hiện các dự án nghiên cứu chung và tổ chức các hội thảo. Một trong những kết quả đáng chú ý của sự hợp tác này là việc xuất bản cuốn sách Sinh kế và Môi trường tại Việt Nam (NXB Springer), được thực hiện bởi các giảng viên của GSGES và các đối tác Việt Nam, trong đó có các nhà khoa học từ Trường ĐHNL và Đại học Huế. Seminar lần này là một phần trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm hợp tác giữa Trường ĐHNL và Đại học Kyoto.

Mục tiêu của Seminar là giới thiệu nội dung cuốn sách thông qua các bài trình bày của các nhà khoa học tham gia đóng góp. Một số nội dung chính của Seminar bao gồm: (1) Hệ thống canh tác bền vững trên đất cát thấp của GS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa – Trường ĐHNL, ĐHH; (2) Khả năng phục hồi của cộng đồng các dân tộc bị di dời do đập thủy điện của PGS.TS. Phạm Hữu Tỵ – Trường ĐHNL, ĐHH; (3) Đặc điểm vườn nhà và việc cải thiện vườn nhà thông qua việc trồng cây vani  của TS. Vũ Tuấn Minh – Trường ĐHNL, ĐHH; (4) Các hoạt động sinh kế nhỏ quy mô địa phương để nâng cao kinh tế hộ gia đình và bảo tồn hệ sinh thái của ThS. Hồ Tấn Đức – Trường ĐHNL, ĐHH; (5) Cải tiến canh tác lúa trên đất mặn ở khu vực ven biển Bắc Trung Bộ của PGS.TS. Nguyễn Hồ Lam – Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế – Xã hội, ĐHH; (6) Hệ sinh thái thực vật thủy sinh trong đầm An Hòa của PGS.TS. Hoàng Công Tín – Trường ĐH Khoa học, ĐHH; (7) Tác động của đô thị hóa và môi trường sống truyền thống của nhà vườn  của TS. Nguyễn Ngọc Tùng – Trường ĐH Khoa học, ĐHH; (8) Dự án tái thiết nhà cộng đồng truyền thống của người Cơ-tu của TS. Trương Hoàng Phương – Trường ĐH Khoa học, ĐHH.

Seminar này là cơ hội để các nhà khoa học trao đổi, chia sẻ thông tin và mở rộng hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp về sinh kế và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Một số hình ảnh tại buổi Seminar

PGS.TS. Lê Văn An phát biểu
PGS.TS. Lê Văn An phát biểu
Cuốn sách Sinh kế và Môi trường tại Việt Nam (NXB Springer), được thực hiện bởi các giảng viên của GSGES và các đối tác Việt Nam
Cuốn sách Sinh kế và Môi trường tại Việt Nam (NXB Springer) 
GS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa trình bày
GS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa trình bày
Tặng quà kỷ niệm của Đại diện 02 Trường
Tặng quà kỷ niệm của Đại diện 02 Trường
Tặng quà kỷ niệm của Đại diện 02 Trường
Tặng quà kỷ niệm của Đại diện 02 Trường
Chụp hình lưu niệm
Chụp hình lưu niệm
Chụp hình lưu niệm
Chụp hình lưu niệm