Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp đến sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9620205
Nghiên cứu sinh: Phạm Thị Phương Thảo Khóa đào tạo: 2019-2022
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Người hướng dẫn nghiên cứu sinh: 1. PGS. TS. Trần Nam Thắng
- TS. Nguyễn Thị Hồng Mai
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Luận án đã kết áp dụng lý thuyết Chuyển tiếp rừng (Forest transition) với Khung sinh kế bền vững để phân tích tác động qua lại giữa chuyển đổi sử dụng đất lâm nghiệp, sinh kế và tài nguyên rừng tại địa phương. Từ đó bổ sung vào phương pháp luận nghiên cứu, đánh giá quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và sinh kế hộ gia đình ở miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần làm cơ sở để mở rộng áp dụng cho khu vực miền núi của các tỉnh miền Trung;
– Luận án đã phân tích được quá trình chuyển đổi sử dụng đất và ảnh hưởng của sự chuyển đổi này đến sinh kế hộ gia đình. Xác định được 3 nhóm giải pháp gồm (1) Giải pháp về cơ chế chính sách gắn bảo tồn rừng và cải thiện sinh kế hộ gia đình (2) Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất lâm nghiệp và quản lý bảo vệ rừng bền vững; (3) Giải pháp cải thiện sinh kế hộ gia đình gắn với bảo tồn rừng và đảm bảo công bằng xã hội. Những giải pháp này là cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành quy hoạch sử dụng đất bền vững và ban hành, thực thi các chính sách quản lý bảo vệ rừng gắn kết với cải thiện sinh kế của người dân địa phương.
_____________________________________________________________________
Dissertation title: Research on the impact of forestland-use changes on household livelihood in mountainous areas of Thua Thien Hue province.
Dissertation title: Silviculture
Code: 9620205
PhD name: Pham Thi Phuong Thao Course: 2019-2022
Training Department: University of Agriculture and Forestry, Hue University
Supervisors:
1. Assoc. Prof. Dr. Tran Nam Thang
2. Dr. Nguyen Thi Hong Mai
NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS
– The thesis applied the theory of Forest Transition with the Sustainable Livelihoods Framework (SLF) to analyze the interaction among forestland-use changes, livelihoods, and forests. Thus, it can be added to research methodology and assessment of household livelihoods and forestry land use management in the mountains of Thua Thien Hue province which contributes to the basis for expanding the application to the mountains of several central provinces of Viet Nam.
– The thesis analyzed the process of forestland-use changes and the impact of this transition on household livelihood. Three groups of solutions were defined, including (1) Solutions on policy mechanisms together with forest conservation and household livelihoods improvement; (2) Solutions to enhance the efficiency of forestry land use and sustainable forest management; (3) Solutions to improve household livelihood associated with forest conservation and ensuring social justice. These solutions are the basis for state management agencies to plan sustainable land use and release forest protection and management policies linked to improving local people’s livelihood.
Chi tiết luận án xin vui lòng xem tại: https://drive.google.com/drive/folders/1Dmk7dgHImZeCUu2Sr5mChaBcq2hhBAOv?usp=sharing