KHOA: NÔNG HỌC
NGÀNH: NÔNG HỌC
Mã ngành: 7620109 | Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 (Tuyển sinh theo nhóm ngành Trồng trọt và nông nghiệp công nghệ cao) | ||
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung | Thời gian đào tạo: 4 năm (126 tín chỉ) | ||
Tổ hợp môn thi A00: Toán – Vật Lí – Hóa học; D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh; B00: Toán – Hóa học – Sinh học B04: Toán – Sinh học – GDCD |
Phương thức xét tuyển – Dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia – Dựa vào kết quả học bạ |
||
Liên hệ ĐT: 02343514294; Hotline 1: 0979.467.756; Hotline 2: 0905.376.055; Hotline 3: 0234.3522535 Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; |
|||
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO | |||
Đào tạo người Kỹ sư Nông học có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, có khả năng làm việc độc lập tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan có liên quan đến phát triển nông nghiệp; có sức khỏe tốt, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
|
|||
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP | |||
Kiến thức:
Nắm vững kiến thức cơ sở ngành về di truyền thực vật, sinh lý – hóa sinh thực vật, giống cây trồng, thổ nhưỡng và phân bón, bảo vệ thực vật…để đảm bảo học các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu và tiếp thu các công nghệ mới; nắm vững kiến thức ngành phù hợp với yêu cầu thị trường lao động trong lĩnh vực nông học. Nắm vững cơ sở khoa học để xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy trình sản xuất trong nông nghiệp. Kỹ năng: Xây dựng, thực hiện các quy trình sản xuất nông nghiệp đáp ứng với nhu cầu thực tiễn sản xuất; biết ứng dụng linh hoạt các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và thích ứng ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức sản xuất, bảo quản sau thu hoạch và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; xây dựng, thực hiện và quản lý các đề án, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. |
|||
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP | |||
Kỹ sư Nông học khi ra trường có cơ hội nghề nghiệp phong phú nhưng cũng đầy thách thức, do đó đòi hỏi phải có sự năng động, sáng tạo, nắm bắt công việc một cách nhanh chóng, chính xác. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại:
– Các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật; Viện nghiên cứu, Viện sinh học nhiệt đới; – Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Trung tâm Khuyến nông; Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật; các Trung tâm Giống cây trồng; – Nông trường, nông trại, trang trại; – Các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật). – Khu du lịch, di tích, sân gôn và resort. – Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); Cửa khẩu quốc tế; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. – Ngoài ra, có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học vể nông nghiệp). – Không chỉ có nhiều cơ hội trong nước, sinh viên tốt nghiệp từ ngành Nông học còn có nhiều cơ hội đến với thị trường lao động nước ngoài như các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề nông nghiệp được hưởng lương và việc làm quốc tế có thu nhập cao tại Israel, Nhật Bản, Australia,… – Đặc biệt, sinh viên sau tốt nghiệp đại học ngành Nông học có cơ hội tiếp tục theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Khoa học cây trồng và các ngành khác do chính giảng viên Trường Đại học Nông Lâm Huế giảng dạy. |