Kết quả nghiên cứu mới nhất về ước tính sự biển đổi mực nước biển bao gồm khuynh hướng giảm kích thước của các khối băng lớn đã cho thấy tốc độ nâng cao mực nước biển cao hơn số liệu đã công bố bởi Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu thực hiện năm 2007.
Theo báo cáo nghiên cứu trong 100 năm xuất bản năm 2007 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển dâng cao trong khoảng 18 -95 cm vào năm 2100. Tuy nhiên trong các kết quả dự báo mới đây của chương trình tiếp cận và giám sát vùng cực bắc (AMAP) (http://www.amap.no/) đã chỉ rõ mực nước biển đã nâng cao gần gấp đôi con số đã công bố. AMAP đã tính toán sự dâng cao mực nước biển bao gồm phần băng tan ở những miền băng giá mà trước đây được cho là vùng băng tuyết vĩnh cữu. Sự tan băng trong thời gian gần đây cho thấy mực nước biển dâng cao có sự góp phần đáng kể của các vùng băng giá này. Ủy ban khí hậu đã nhấn mạnh con số đã công bố trong năm 2007 nhưng tính toán của ủy ban không bao gồm lượng nước nâng lên bởi nguyên nhân tan băng ở vùng Greenland và Antarctica. Theo Giáo sư Dorthe Dahl-Jensen thuộc viện nghiên cứu Niels Bohr thuộc Đại học Cophenhagen cho rằng đến năm 2100, mực nước các đại dương có thể nâng cao từ 0.5 đến 1.5 mét. Điều này sẽ gây nên thảm họa cho các quốc gia có phần đất canh tác thấp có thể bị nhiễm mặn và ngập nước trong tương lai gần hơn. Với dự báo mới này, ở Việt nam, đặc biệt là miền Trung Việt nam, việc tạo lập bản đồ ngập nước và nhiễm mặn với các mức dự báo mới là cần thiết. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng bao gồm tái thiết rừng ngập mặn, cải thiện sinh kế người dân vùng có nguy cơ ảnh hưởng ngập mặn và nghiên cứu đa dạng sinh học vùng đất ngập mặn trở nên cấp thiết để các kết quả nghiên cứu sớm được ứng dụng nhầm giảm thiểu tấc động của biến đổi khí hậu toàn cầu.