Ngành Lâm nghiệp
1. Kiến thức
– Có kiến thức và hiểu biết các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn áp dụng được với các lĩnh vực phát triển nông thôn, quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm nghiệp.
– Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, hóa học, sinh học đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
– Có trình độ Anh văn B hoặc các chứng chỉ khác tương đương (IELTS 4.0; TOEFL 350; TOEIC 300).
– Đủ khả năng tin học trình độ B, có khả năng sử dụng các phầm mềm chuyên ngành Lâm nghiệp như bản đồ, thống kê, thiết kế trồng rừng, điều tra quy hoạch rừng.
– Có kiến thức cơ sở ngành như: Sinh lý thực vật, sinh hóa thực vật, Thực vật rừng, động vật rừng, đất, khí tựơng thủy văn, Cải thiện giống cây rừng, đo đạc lâm nghiệp, thống kê toán học trong lâm nghiệp…
– Có kiến thức chuyên ngành Lâm sinh học, Trồng rừng, Nông lâm kết hợp, Lâm nghiệp xã hội, Điều tra và sản lượng rừng, quy hoạch và điều chế rừng, Quản lý bảo vệ rừng.
2.Kỹ năng
– Tổ chức và thực hiện được các hoạt động trồng rừng, điều tra, quy hoạch rừng, biện pháp kỹ thuật lâm sinh nuôi dưỡng, tái phục hồi và làm giàu rừng, khai thác rừng
– Có khả năng tự tổ chức các hợp phần nghiên cứu nhỏ, chuyển giao một phần công đoạn kỹ thuật lâm sinh.
– Có kỹ năng tổ chức điều hành các đơn vị trồng rừng, lâm sinh, điều tra rừng, qui hoạch lâm nghiệp…
– Có thể phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ thuật, sáng tạo kỹ thuật, điều hành và chuyển giao kỹ thuật trong phạm vi ngành lâm nghiệp
3. Thái độ
– Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
– Có phương pháp làm việc khoa học; biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.
– Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo; Biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp (Chi cục Lâm nghiệp, lực lượng Kiểm lâm, hạt kiểm lâm, lâm trường, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường, ban Quản lý rừng phòng hộ/ đặc dụng, trung tâm/ trạm Khuyến nông, trung tâm Điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp, trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên môi trường… );
– Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp và công trình đô thị: công ty lâm nghiệp, công ty công viên, cây xanh và vv…;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
– Các viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn và chuyển giao công nghệ về lâm nghiệp, phát triển nông thôn và quản lý tài nguyên rừng.;
– Các tổ chức phi chính phủ có các hoạt động về lâm nghiệp.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ)
– Có khả năng tích lũy kinh nghiệm, chủ động nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất