Ngành Bảo quản chế biến nông sản
1. Kiến thức
– Có hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
– Có kiến thức cơ bản về hóa học, sinh học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
– Có hiểu biết sâu rộng về kiến thức cơ sở ngành: sinh lý hóa sinh nông sản sau thu hoạch, hóa sinh thực phẩm, quá trình thiết bị; sinh vật hại nông sản sau thu hoạch; vi sinh vật thực phẩm … tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, tiếp cận dễ dàng với các công nghệ mới;
– Có kiến thức chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong lĩnh vực Bảo quản Chế biến Nông sản Thực phẩm. Nắm vững các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các công nghệ bảo quản và chế biến các nông sản thực phẩm (hạt ngũ cốc, rau quả, mía, chè, cà phê, thịt, trứng, sữa, cá …).
– Có tiếng Anh trình độ B, hoặc tương đương 350 điểm TOEFL; 4,0 điểm IELTS; 300 điểm TOEIC
2. Kỹ năng
– Biết phát hiện vấn đề và giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn;
– Có kỹ năng thực hành bảo quản và chế biến các nông sản chính;
– Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở cơ sở bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; duy tu và bảo dưỡng các thiết bị trong quá trình sản xuất tại cơ sở;
– Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến Bảo quản Chế biến Nông sản Thực phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Có thể tham gia quản lý chuyên môn các cấp thuộc các cơ sở sản xuất;
– Sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo Bảo quản Chế biến nông sản Thực phẩm cho các cấp học từ Đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
– Có kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như tư duy độc lập;
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn liên quan đến Công nghệ Bảo quản và Chế biến Nông sản Thực phẩm. Đúc kết những kinh nghiệm thành lý luận cho bản thân, đồng nghiệp và các đối tượng liên quan.
3. Thái độ, hành vi
– Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
– Làm việc tốt ở các môi trường, từ nông thôn cho đến nhà máy công nghiệp;
– Biết lắng nghe và tiếp thu các ý kiến. Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức; phấn đấu học tập ở các cấp độ cao hơn;
– Sẵn sàng chia sẻ thông tin và hiểu biết.
– Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và thế giới.
– Có tính hòa đồng, kiên nhẫn, năng động và sáng tạo. biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Vị trí công tác và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
– Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp;
– Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp;
– Các đơn vị hành chính sự nghiệp liên quan đến chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo thuộc lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, nông sản thực phẩm;
– Các công ty xuất nhập khẩu, nhà máy chế biến, trung tâm phân tích kiểm nghiệm nông sản thực phẩm;
– Các siêu thị, cửa hàng mua bán thực phẩm, nhà hàng, khách sạn …
– Chủ doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp, nông sản thực phẩm;
– Cục dự trữ Quốc gia, kho và tổng kho bảo quản nông sản thực phẩm, công ty giống cây trồng vật nuôi;
– Các tổ chức phi chính phủ.
5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng tự tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các trình độ trên Đại học như thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước;
– Có thể tiếp tục tự học để nâng cao trình độ nhằm đảm nhiệm các vị trí quản lý trong hệ thống chính quyền, đoàn thể, cũng như trong chuyên môn nghiệp vụ…
– Có phương pháp tiếp thu nhanh các công nghệ mới, khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu trong và ngoài nước thông qua các kênh thông tin như tạp chí, kỷ yếu, internet…