Công bố kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và tuyển chọn loài, dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp tỉnh Đắk Lắk”

Họ và tên NCS: Đặng Thành Nhân
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế
Khóa đào tạo: 2013 – 2016
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62 62 02 05

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đặng Thái Dương – Đại học Nông Lâm Huế

TS. Võ Hùng – Đại học Tây Nguyên

Những đóng góp về mặt khoa học, thực tiễn của luận án

– Về khoa học

Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống sử dụng các phương pháp truyền thống và hiện đại để đánh giá các chỉ tiêu cơ bản chủ yếu nhằm chọn loài keo, dòng keo lai và dạng lập địa trồng rừng phù hợp.

– Về thực tiễn

Luận án đã chọn được loài keo, dòng keo lai ưu tú và dạng lập địa trồng rừng phù hợp trên đất rừng khộp làm cơ sở cho tỉnh Đắk Lắk nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tiễn sản xuất trong việc quy hoạch vùng đất trồng rừng, chọn loài keo trồng, dòng keo lai trồng rừng có hiệu quả nhất.

– Những đóng góp mới của luận án

+ Luận án chọn được dạng đất rừng khộp trồng keo đó là dạng đất xám phát triển trên đá cát và granit (Xa) tầng dày trên 75cm.

+ Luận án chọn được loài keo trồng phù hợp ở rừng khộp đó là loài keo lai.

+ Luận án chọn được dòng keo lai BV10 và BV71 trồng phù hợp trên đất xám phát triển trên đá cát và granit (Xa) tầng dày trên 75cm.

+ Luận án chọn được dòng keo lai BV10 trồng phù hợp trên đất xám phát triển trên đá cát và granit (Xa) tầng mỏng dưới 75cm.

———————————-

INFORMATION ON THE NEW CONTRIBUTION OF THE STUDY

1. Genreral informaton

Research topic: “STUDY ON STATUS AND SELECTION OF SPECIES AND VARIETIES OF ACACIA SUITABLEABLE FOR DIPTEROCARP FOREST AREAS IN DAKLAK PROVINCE”

Institution: Hue University of Agriculture and Forestry

Full name of the PhD Candidate: Dang Thanh Nhan

Course: 2013 – 2016

Field of study: Forestry

Code: 62 62 02 05

Supervisors:

Assoc.Prof. Dr. Dang Thai Duong – Hue University of Agriculture and Forestry

Dr. Vo Hung – Tay Nguyen University

2. Significance of the thesis

– Scientific significance:

The thesis has systematically studied the use of traditional and modern methods to evaluate key criteria for selecting acacia species, acacia hybrid lines and suitable forest planting sites.

– Practical significance:

The thesis has selected acacia species, elite hybrid acacia and suitable site for afforestation on Dipterocarp forest as the basis for Dak Lak province in particular and the Central Highlands in general. It is suggested that the results can be applied into the planning for afforestation, selection of acacia and hybrid acacia which would probably bring about effectiveness to the maximum for forestation.

– New contributions of the thesis:

+ Selection of dipterocarp forest soil types suitable for Acacia plantation was grey soil developed on sandy and granite stone (Xa) with thick layer over 75 cm.

+ Selection of Acacia species appropriate for planting on dipterocarp forest area which was hybrid acacia species.

+ Selection of Acacia hybrid varieties (BV10 and BV71) appropriate for planting on sandy and granite soil with layer thicker than 75 cm

+ Selection of Acacia hybrid varieties (BV10) appropriate for planting on sandy and granite (Xa) soil with layer thinner than 75 cm.

Tải file tại đây.