- THÔNG TIN CHUNG
- Tên chương trình đào tạo: Phát triển nông thôn
- Tên chương trình đào tạo: Rural development
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Mã ngành đào tạo: 7620116
- Đối tượng tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Thời gian đào tạo: 4,0 năm
- Loại hình đào tạo: Chính quy
- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 tín chỉ
- Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
- MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA
- Mục tiêu đào tạo
- Mục tiêu chung
Đào tạo cán bộ trình độ đại học về phát triển nông thôn có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; có sức khoẻ; có kiến thức cơ bản vững vàng, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng tổ chức và có khả năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước, tư nhân, các tổ chức đoàn thể – xã hội và tổ chức phi chính phủ liên quan đến phát triển nông thôn, đáp ứng thị trường lao động, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
Kiến thức
Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội. Nắm vừng kiến thức cơ sở ngành về kinh tế, nguyên lý về phát triển, hệ thống nông nghiệp, giới, kỹ thuật nông nghiệp cơ bản, … tạo điều kiện cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành sâu về phát triển nông thôn.
Kỹ năng
Sinh viên có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, giám sát và đánh giá các chương trình, dự án phát triển, tư vấn các vấn đề phát triển và khởi nghiệp theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Sinh viên làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành phát triển nông thôn, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
- Kiến thức (PLO1)
– PLO1.1. Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học chính trị, pháp luật; giáo dục thể chất (chứng chỉ); quốc phòng – an ninh (chứng chỉ); công nghệ thông tin (chứng chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản) vào công việc thực tiễn của một cử nhân ngành Phát triển nông thôn.
– PLO1.2. Vận dụng kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và môi trường làm nền tảng để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một cử nhân ngành phát triển nông thôn một cách khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.
– PLO1.3. Vận dụng các kiến thức về nguyên lý kinh tế, kỹ thuật sản xuất nông lâm thủy sản, các hệ thống nông nghiệp, phát triển cộng đồng và xã hội học nông thôn làm nền tảng công cụ để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tiễn của một cử nhân Phát triển nông thôn một cách khoa học và hiệu quả.
– PLO1.4. Vận dụng được các kiến thức về chính sách, quy hoạch, chuỗi giá trị, nguyên lý phát triển, khuyến nông, tổ chức sản xuất, vào phát triển sinh kế của người dân.
– PLO1.5. Thiết kế, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, tổ chức chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng hóa, cũng như bán hàng hiệu quả, vận hành cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp, nông thôn quy mô nhỏ như doanh nghiệp nhỏ, trang trại và hộ kinh doanh cá thể.
– PLO1.6. Xây dựng và quản lý dự án phát triển phát triển nông thôn, dự án quản lý tài nguyên môi trường, dự án sản xuất kinh doanh, thiết kế và tổ chức thực hiện các chương trình phát triển mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới.
– PLO1.7. Vận dụng được các kiến thức và phương pháp tiếp cận để xây dựng đề tài và thực hiện các nghiên cứu về nghiệp vụ, chuyên môn liên quan đến Phát triển nông thôn.
- Kỹ năng (PLO2)
– PLO2.1. Kỹ năng xác định phân tích vấn đề, lựa chọn các giải pháp giải quyết thông qua xây dựng các kế hoach, dự án và cải thiện các vấn đề liên quan đến công việc thực tiễn ngành Phát triển nông thôn một cách phù hợp.
– PLO2.2. Xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh chuyên môn; phân tích dữ liệu, diễn giải và truyền đạt các kết quả thực hiện, đánh giá chất lượng và hiệu quả công việc.
– PLO2.3. Kỹ năng tạo ra ý tưởng, phát triển khởi nghiệp như một chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường nghề nghiệp luôn thay đổi.
– PLO2.4. Có năng lực bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (Chứng chỉ B1 tiếng Anh hoặc tương đương).
– PLO2.5. Kỹ năng đánh giá các chương trình phát triển, đánh giá về xóa đói giảm nghèo, đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm (PLO3)
– PLO3.1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của một công dân trong thể chế đang sống và làm việc với bối cảnh toàn cầu hóa.
– PLO3.2. Thực hiện làm việc, học tập một cách độc lập hoặc theo nhóm, hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả trong bối cảnh thay đổi thường xuyên của công việc.
– PLO3.3. Thực hành được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của một cử nhân ngành Phát triển nông thôn
– PLO3.4. Thực hiện lập và thực hiện kế hoạch cá nhân và theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong các vị trí việc làm lựa chọn.
III. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi ra trường, sinh viên có thể học tiếp chương trình cao học, nghiên cứu sinh trong nước hoặc tham gia các chương trình du học sau đại học ở nước ngoài.
- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như: Sở NN&PTNT, sở Kế hoạch đầu tư, Các chi cục/ Phòng Kinh tế hay Phòng NN&PTNT, cán bộ cấp xã, phường.
– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các Viện và Trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực Phát triển nông thôn.
– Cán bộ, nhân viên kinh doanh làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty nhà nước hay các công ty liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp.
– Cán bộ ở các Ban quản lý dự án, Ban quản lý các chương trình, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến phát triển sản xuất và phát triển sinh kế cộng đồng.
– Cán bộ trong các cơ quan truyền thông các cấp, trong các công ty, tập đoàn hay các tổ chức phát triển trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
- C. Nội dung chương trình (Tên và khối lượng các học phần)
Số TT | Mã học phần | Tên học phần | Số TC | Ghi chú |
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | 39 | ||
I | Lý luận chính trị | 11 | ||
1 | CTR1018 | Triết học Mác – Lênin | 3 | |
2 | CTR1019 | Kinh tế chính trị Mác – Lênin | 2 | |
3 | CTR1020 | Chủ nghĩa xã hội khoa học | 2 | |
4 | CTR1021 | Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam | 2 | |
5 | CTR1022 | Tư tưởng Hồ Chí Minh | 2 | |
II | Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môi trường | 17 | ||
6 | CBAN12202 | Toán thống kê | 2 | |
7 | CBAN11902 | Tin học | 2 | |
8 | CBAN10304 | Hóa học | 4 | |
9 | CBAN12302 | Vật lý | 2 | |
10 | CBAN11803 | Sinh học | 3 | |
11 | NHOC15302 | Sinh thái và môi trường | 2 | |
12 | NHOC31572 | Công nghệ cao trong nông nghiệp | 2 | |
III | Khoa học xã hội và nhân văn | 4 | ||
13 | KNPT14602 | Xã hội học đại cương | 2 | |
14 | TNMT29402 | Nhà nước và pháp luật | 2 | |
IV | Ngoại ngữ không chuyên | 7 | ||
15 | ANH1013 | Ngoại ngữ không chuyên 1 | 3 | |
16 | ANH1022 | Ngoại ngữ không chuyên 2 | 2 | |
17 | ANH1032 | Ngoại ngữ không chuyên 3 | 2 | |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | 96 | ||
I | Kiến thức cơ sở ngành | 28 | ||
Bắt buộc | 22 | |||
18 | KNPT20402 | Đánh giá nông thôn | 2 | |
19 | KNPT21003 | Kinh tế học đại cương | 3 | |
20 | KNPT20602 | Hệ thống nông nghiệp | 2 | |
21 | LNGH31102 | Khí tượng | 2 | |
22 | KNPT20502 | Giới và phát triển | 2 | |
23 | NHOC31002 | Kỹ thuật trồng trọt | 2 | |
24 | CNTY26302 | Kỹ thuật chăn nuôi | 2 | |
25 | TSAN31102 | Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản | 2 | |
26 | KNPT22502 | Phát triển cộng đồng | 2 | |
27 | KNPT34723 | Chính sách phát triển nông thôn và khởi nghiệp | 3 | |
Tự chọn (6/14) | 6 | |||
28 | KNPT22402 | Phát triển bền vững | 2 | |
29 | NHOC26302 | Thực hành nông nghiệp tốt và nông nghiệp an toàn | 2 | |
30 | TNMT25802 | Pháp luật đất đai | 2 | |
31 | KNPT28302 | Phương pháp cung ứng và tiêu thụ tập trung | 2 | |
32 | KNPT23802 | Thống kê kinh tế – xã hội | 2 | |
33 | CKCN31682 | Bảo quản nông sản | 2 | |
34 | KNPT24702 | Xã hội học nông thôn | 2 | |
II | Kiến thức ngành | 42 | ||
Bắt buộc | 32 | |||
35 | KNPT28202 | Marketing nông nghiệp | 2 | |
36 | TNMT29603 | Quy hoạch phát triển nông thôn | 3 | |
37 | KNPT23402 | Tài chính vi mô | 2 | |
38 | KNPT29804 | Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp | 4 | |
39 | KNPT22602 | Phát triển nông thôn | 2 | |
40 | KNPT22202 | Phân tích sinh kế | 2 | |
41 | KNPT20902 | Kinh doanh nông nghiệp và dịch vụ nông thôn | 2 | |
42 | KNPT22902 | Phương pháp khuyến nông | 2 | |
43 | KNPT23103 | Quản lý dự án phát triển | 3 | |
44 | KNPT20302 | Công tác xã hội trong phát triển nông thôn | 2 | |
45 | KNPT23302 | Quản lý tài nguyên môi trường nông thôn | 2 | |
46 | KNPT28403 | Phương pháp nghiên cứu nông thôn | 3 | |
47 | KNPT34783 | Truyền thông và tổ chức sự kiện | 3 | |
Tự chọn (10/17) | 10 | |||
48 | KNPT28502 | Quản lý trang trại | 2 | |
49 | KNPT28602 | Quản trị doanh nghiệp | 2 | |
50 | CKCN26702 | Quản lý chất lượng nông sản, thực phẩm | 2 | |
51 | KNPT34732 | Chuỗi giá trị nông lâm sản | 2 | |
52 | NHOC31442 | Nông nghiệp hữu cơ | 2 | |
53 | KNPT34742 | Hợp tác và liên kết trong sản xuất kinh doanh | 2 | |
54 | KNPT27102 | Phương pháp tiếp cận thị trường nông nghiệp, nông thôn | 2 | |
55 | KNPT31203 | Thương mại điện tử | 3 | |
III | Kiến thức bổ trợ | 8 | ||
56 | KNPT28002 | Kỹ năng bán hàng | 2 | |
57 | KNPT21602 | Kỹ năng mềm | 2 | |
58 | KNPT34752 | Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo | 2 | |
59 | KNPT23002 | Phương pháp tiếp cận khoa học | 2 | |
IV | Thực tập nghề nghiệp | 8 | ||
60 | KNPT24201 | Tiếp cận nghề PTNT | 1 | |
61 | KNPT23702 | Thao tác nghề PTNT | 2 | |
62 | KNPT29705 | Thực tế nghề PTNT | 5 | |
V | Khóa luận tốt nghiệp | 10 | ||
63 | KNPT34710 | Khóa luận tốt nghiệp PTNT | 10 | |
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA | 135 |
- Điều kiện tốt nghiệp:
– Chứng chỉ Giáo dục quốc phòng;
– Chứng chỉ giáo dục thể chất;
– Chứng chỉ ngoại ngữ B1;
– Chuẩn CNTT cơ bản.
(Cập nhật tháng 01/2021)