Ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng (Infrastructure Engineering)

KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ
NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG (Infrastructure Engineering)

Mã ngành: 7580210 Chỉ tiêu tuyển sinh:
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung Thời gian đào tạo: 4,5 năm (145 tín chỉ)
Liên hệ
ĐT: 02343514294; Hotline: 0979.467.756; 0905.376.055; 0935.240.294
Website: huaf.edu.vn tuyensinh.huaf.edu.vn/http://ckcn.huaf.edu.vn
Facebook: Trường Đại học Nông LâmKhoa Cơ khí công nghệ

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Theo danh mục ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng  thuộc nhóm ngành Kiến trúc và Xây dựng. Ở nước ta, ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng ra đời trong bối cảnh thu hút đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Ngành có sứ mạng đào tạo nguồn cán bộ làm công tác thiết kế kỹ thuật, giám sát thi công, chỉ huy công trường, quản lý dự án các công trình xây dựng hạ tầng như đường ô tô, cầu đường bộ, hầm đường bộ, hạ tầng khu quy hoạch…

KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP

Về kiến thức nghề nghiệp về
– Đồ họa, vẽ kỹ thuật, trắc đạc, khảo sát để lập và phân tích bản vẽ kỹ thuật về các công trình hạ tầng;
– Cơ học vật liệu để khảo sát, phân tích sự làm việc của vật liệu và kết cấu công trình hạ tầng;
– Kỹ năng công nghệ thông tin chuyên ngành làm cơ sở cho tính toán, thiết kế hoặc thẩm định hồ sơ kỹ thuật các công trình hạ tầng;
– Quy hoạch, thiết kế, thi công, dự toán công trình để lập, phân tích, thẩm định hoặc tư vấn về hồ sơ, giải pháp kỹ thuật liên quan đến quy hoạch, thiết kế, thi công công trình hạ tầng;
– Kiến thức nghề nghiệp tổng hợp để tư vấn hoặc tổ chức, quản lý thi công, chỉ huy công trường, giám sát thi công, kiểm định, xử lý kỹ thuật các công trình về hạ tầng;
– Kỹ thuật môi trường để phân tích sự tác động môi trường của các dự án kỹ thuật cơ sở hạ tầng, xử lý nước cấp và nước thoát;
– Quản lý dự án xây dựng, kỹ năng mềm để xây dựng, quản lý, điều hành dự án làm mới, hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình;
Về kỹ năng nghề nghiệp
– Sử dụng phần mềm công nghệ thông tin chuyên ngành thành thạo trong trong thiết kế, tính dự toán các công trình hạ tầng;
– Đọc và phân tích các bản vẽ kỹ thuật trong ngành xây dựng;
– Thực hiện các công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa các công trình qua sử dụng;
– Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý để trực tiếp chỉ huy thi công, giám sát thi công tại công trường;
– Phân tích, so sánh, đánh giá, sáng tạo để thẩm định, phản biện hoặc tư vấn, chỉ dẫn kỹ thuật trong công tác quy hoạch, thiết kế, thi công, xử lý vấn đề kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển hạ tầng;
– Vận dụng các kiến thức liên ngành trong phân tích, đánh giá, xử lý các vấn đề chuyên môn phức tạp về hạ tầng kỹ thuật và trong ngành xây dựng;
– Khởi nghiệp, tự tìm kiếm việc làm và có đạo đức nghề nghiệp trong thẩm định, giám sát, tư vấn về thiết kế, thi công, quản lý dự án hạ tầng;

Sinh viên đi thực tập thao tác nghề tại công trình
Sinh viên đi thực tập thao tác nghề tại công trình

CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP

Là công chức, viên chức, cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước đối với công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, hạ tầng đô thị và ngành xây dựng từ trung ương đến địa phương.
– Tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến công trình Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, quản lý chất thải rắn và hệ thống điện dân dụng từ khâu lập, quản lý dự án, quy hoạch, khảo sát, thiết kế, giám sát, thi công, vận hành, khai thác, sửa chữa và khắc phục sự cố công trình, v.v…;
– Trong các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành về phát triển cơ sở hạ tầng…Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tham gia các chương trình đào tạo sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài;
Giao lưu với doanh nghiệp và giải bóng đá sinh viên thường niên
Giao lưu với doanh nghiệp và giải bóng đá sinh viên thường niên