Đại học Nông lâm Huế và đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 23 tháng 3 năm 2010 đã tổ chức phối hợp tăng cường năng lực đào tạo nhân lực về công nghệ sinh học và thủy sản
Các lĩnh vực ưu tiên được xác đinh bao gồm công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, enzyme và protein của lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sinh học nông nghiệp và các định hướng sản xuất giống thủy sản, bảo tồn, khai thác nguồn gen thủy sản, thức ăn, phòng trị bệnh và quản lý môi trường thủy sản và công nghệ sau thu hoạch, chế biến và quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học thủy sản.
Theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học nông nghiệp đến năm 2020 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng năm tiến hành gửi khoảng 50 cán bộ khoa học có học vị tiến sĩ, thạc sĩ đi thực tập sinh tại một số nước có nền công nghệ sinh học, thời gian đào tạo từ 6 – 12 tháng, gửi nghiên cứu sinh đến các nước có nền công nghệ sinh học phát triển để đào tạo (khoảng 60 – 80 tiến sĩ, 200 – 250 thạc sĩ, cung cấp cho các phòng thí nghiệm trọng điểm, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Song song với các kế hoạch trên, Chương trình còn đào tạo kỹ thuật viên về công nghệ sinh học ( 500 – 1000 người) cho các địa phương, doanh nghiệp, các phòng thí nghiệm về công nghệ sinh học nông nghiệp.
Đối với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học thủy sản đến 2020, trong giai đoạn 2007 – 2010, tiến hành đào tại lại 5 – 7 người, đào tạo mới 15 – 20 thạc sĩ và 8 – 10 tiến sĩ, 150 -200 kỹ thuật viên. Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, sẽ tiếp tục đào tại lại 8 – 10 người, đào tạo mới 35 – 40 thạc sĩ và 15 – 20 tiến sĩ, 300 -350 kỹ thuật viên.
Hiện nay, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập Ban tuyển chọn đào tạo công nghệ sinh học để thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ sinh học đến 2020. Chương trình đào tạo công nghệ sinh học được thông báo trên trang web www.omard.gov.vn.
Điều kiện tuyển chọn tham gia chương trình gồm các ứng cử viên có sức khỏe tốt, có đủ trình độ chuyên môn, ưu tiên cán bộ nữ đông thời các học viên phải cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và sau khi kết thúc sẽ trở về phục vụ tại cơ sở đã cử đi học. Nếu không quay lại phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo theo quy định của chính phủ Việt nam.
Cho đến nay chương trình đã gửi 58 học viên đi học ở các nước Anh (1), Úc (5), Nhật bản (4), Hàn quốc (3), Đức (13), Mỹ (2), Bỉ (2) và Trung quốc (28). Học viên tham gia chương trình được hưởng quyền lợi theo thông tư liên tieechj số 144/2007/TTLT-BTC-BGD ĐT-BNG ngày 5/12/2007 bao gồm học phí cho các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, sinh hoạt phí của lưu học sinh, vé máy bau cho lưu học sinh, bảo hiểm y tế, phí đi đường, khen thưởng cho lưu học sinh, hỗ trợ một phần rủi ro, bất khả kháng đối với lưu học sinh, phí chuyển và nhận tiền qua ngân hàng.
Lưu học sinh cũng có nghĩa vụ phải báo cáo tiến độ học tập, cam kết thực hiện nghĩa vụ của lưu học sinh. Báo cáo tốt nghiệp, xác nhận của Đại sứ quán và các báo cáo công trình nghiên cứu tùy từng trường hợp cụ thể. Công văn về việc tuyển sinh đào tạo SĐH nước ngoài của chương trình Công nghệ sinh học nông nghiệp và thủy sản 2010 có thể download tại đây