Sáu quốc gia giàu có trên thế giới cam kết một lộ trình làm giảm thiếu phá rừng nhằm làm chậm hơn biến đổi khí hậu toàn cầu. Thỏa thuận được xem xét trong cuộc họp tại Copenhagen vào tháng 12 năm ngoái
Hoa Kỳ tham gia cùng với Úc, Vương quốc Anh, Pháp, Nhật bản và Na Uy trong chương trình bắt đầu năm nay 2010 đến cuối năm 2012 với mục tiêu ngăn chặn phần nào sự mất diện tích rừng trên toàn thế giới với mong ước góp phần ngăn ngừa biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cả sáu quốc gia cam kết lập quỹ khoảng 3,5 triệu USD (tương đương 2,4 triệu euro) nhằm chống tại suy thoái rừng, điều mà các nhà khoa học tin là nguyên nhân chính làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu là đe dọa hành tinh. Hoa kỳ đóng góp 1 triệu cho quỹ này.
Trong lời phát biểu tại hội nghị, các quốc gia đã mô tả quỹ này như là sự khởi xướng đầu tư cho các nước đang phát triển nhằm bảo vệ những cánh rừng nhiệt đới đang đối mặt với sự chặt phá lấy gỗ cho thị trường chung của thế giới. Các quốc gia đang phát triển cho rằng vai trò đáng kể của nguồn tài chính quốc tế sẽ giúp cho họ làm giảm tốc độ cũng như giảm hẳn nạn phá rừng đang xảy ra.
Lá phổi xanh của hành tinh
Rừng được xem như là bức tường chắn bảo vệ cho sự sống trên hành tinh thoát khỏi tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu thông qua hoạt động quang hợp của cây xanh giảm nồng độ khí dioxide carbon trong không khí.
Carbon được trầm tích trong cây xanh, sau khi bị chặt phá, đốt cháy được trả lại cho khí quyển tạo thành bẫy nhiệt do hoạt động của khí carbon. Sự khai thác thương mại và việc sử dụng đất rừng cho nông nghiệp cũng góp phần thải khí carbon vào khí quyển thay vì giữ khí đó trong đất.
Rõ ràng, phá rừng đang bị quy trách nhiệm đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân gây gia tăng khí phát thải nhà kính nhưng những nghiên cứu mới cho rằng chi riêng hoạt động phá rừng đã đóng góp khoảng 12 % tổng lượng khí phát thải trong hành tinh xanh.
Tổng thư ký hiệp hội nông nghiệp Hoa kỳ Tom Vilsack phát biển tại hội nghị ở thủ đô Đan Mạch rằng “ Bảo vệ rừng trên thế giới không phải là một hành động xa hoa và xa vời nữa, nó đang thực sự cần thiết”. Điều này đã góp phần để các quỹ phúc lợi quốc tế phải nhìn nhận và đóng vai trò thúc đẩy và hỗ trợ các nước đang phát triển giảm thiểu và tiến đến giảm hẳn các hoạt động phá rừng.