Khoa Nông học (tiền thân là khoa Trồng trọt) là một trong những khoa đầu tiên từ ngày thành lập Trường Đại học Nông Lâm Huế (năm 1967). Cho đến nay, Khoa đã đào tạo hàng ngàn kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ về lĩnh vực cây trồng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong và ngoài nước. Đến nay, Khoa có 54 cán bộ công nhân viên, trong đó có 8 Phó giáo sư, 16 Tiến sỹ, 23 Thạc sỹ, 10 nghiên cứu sinh, 25 giảng viên chính, tốt nghiệp từ nhiều nước tiến tiến như Nhật, Mỹ, Úc, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Nga,Trung Quốc, Thái Lan,… Khoa có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất cho cả nước và các nước trong khu vực.
Khoa Nông học được trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, Khoa có 6 phòng thí nghiệm chuyên sâu, đạt chất lượng quốc gia và khu vực về Bảo vệ thực vật, Nông hóa thổ nhưỡng, Di truyền- Giống cây trồng, Công nghệ sinh học, Nuôi cấy mô, Hoa viên – cây cảnh và Sinh lý sinh hóa cây trồng. Các phòng thí nghiệm có đủ năng lực để thực hiện tất cả các nghiên cứu chuyên sâu phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong nhà trường cũng như cung cấp dịch vụ cho các cơ quan khác.
Khoa Nông học đào tạo các trình độ Cao Đẳng, Đại học và Sau đại học bao gồm các ngành Khoa học Cây trồng (chuyên ngành Khoa học cây trồng và Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống cây trồng), Bảo vệ thực vật, Nông học, Công nghệ rau, hoa, quả và cảnh quan. Đặc biệt khoa Nông học đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo chương trình Giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp (POHE), một chương trình chất lượng cao của Hà Lan. Sinh viên thường xuyên được học tâp và thực hành nghề nghiệp ở các doanh nghiệp quản lý, sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước (Nhật, Lào, Camphuchia, Thái Lan…). Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, hầu hết sinh viên được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp.
1. Bậc cao đẳng chính qui
– Ngành học: Khoa học cây trồng
– Khối thi: A; B
– Chỉ tiêu: Tổng chỉ tiêu của 5 ngành trong toàn trường là 400, trong đó có ngành Trồng trọt
2. Bậc đại học chính qui
– Khối thi: A, B.
– Chỉ tiêu: 250
Loại hình |
Kiến thức chuyên môn |
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp |
Ngành Khoa học cây trồng (Chuyên ngành Khoa học cây trồng) |
Xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện quy trình trồng trọt các loại cây trồng, xây dựng, thực hiện và quản lý các đề án, dự án;nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tư vấn trong lĩnh vực cây trồng; Phân tích thị trường và tổ chức kinh doanh các sản phẩm từ sản xuất cây trồng; Tổ chức sản xuất, bảo quản sau thu hoạch và kinh doanh các sản phẩm cây trồng. |
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về nông nghiệp; Viện khoa học nông nghiệp; Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp; Các cơ quan khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp; Các công ty và doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước; các tổ chức phi chính phủ. |
Ngành Khoa học cây trồng (Chuyên ngành Công nghệ chọn tạo và sản xuất giống cây trồng) |
Xây dựng và thực hiện quy trình chọn tạo và sản xuất các loại giống cây; Chuyển giao và tư vấn kỹ thuật về chọn tạo và sản xuất giống cây trồng; Quy hoạch, tổ chức sản xuất giống cây trồng ở quy mô sản xuất hàng hóa; Tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình bảo quản giống; Phân tích thị trường và tổ chức kinh doanh giống cây trồng; Xây dựng, thực hiện và quản lý các đề án, dự án trong lĩnh chọn tạo và sản xuất giống cây trồng. |
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về nông nghiệp; Viện khoa học nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, các cơ quan khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, các công ty và doanh nghiệp, kinh doanh nông nghiệp, giống cây trồng trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ. |
Ngành Bảo vệ thực vật |
Xây dựng, thực hiện và quản lý quy trình phòng trừ sinh vật hại các loại cây trồng, thực vật rừng và nông sản sau thu hoạch; Điều tra, theo dõi, giám định, dự tính, dự báo sinh vật hại cây trồng và thực vật rừng; Phân tích thị trường và tổ chức kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ thực vật; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và tư vấn kỹ thuật về phòng trừ sinh vật hại cây trồng, thực vật rừng và nông sản sau thu hoạch. |
Chi cục và trạm bảo vệ thực vật, Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và tư vấn sản phẩm nông nghiệp, bảo vệ thực vật trong và ngoài nước; Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về nông nghiệp; Viện khoa học nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp và bảo vệ thực vật, các cơ quan khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Các cửa khẩu quốc tế, Cảng hàng không, các tổ chức phi chính phủ. |
Ngành Công nghệ rau, hoa, quả và cảnh quan |
Xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất và công nghệ sau thu hoạch các loại rau, hoa, quả và cây cảnh; Ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau, hoa, quả và cây cảnh; Tạo dựng, thiết kế, duy trì và bảo dưỡng cảnh quan đô thị, khu du lịch, nhà vườn; Chuyển giao và tư vấn kỹ thuật về sản xuất rau, hoa, quả, cây cảnh, thiết kế và bảo dưỡng cảnh quan; Kinh doanh sản phẩm rau, hoa, cây cảnh; Xây dựng, thực hiện và quản lý các đề án, dự án trong lĩnh vực rau, hoa, quả, cây cảnh và thiết kế cảnh quan. |
Các cơ quan nghiên cứu rau hoa quả; các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh rau, hoa, quả, cây cảnh và cảnh quan trong và ngoài nước. Các khu du lịch sinh thái, Khách sạn, sân golf, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử… Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về nông nghiệp; Viện khoa học nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, các cơ quan khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, |
Ngành Nông học |
Xây dựng và thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của sản xuất; Ứng dụng các tiến bộ công nghệ và các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; Chuyển giao kỹ thuật về sản xuất nông nghiệp; Xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp; Tổ chức xây dựng và thực hiện quy trình bảo quản các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; Phân tích thị trường và tổ chức kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp; Xây dựng, thực hiện và quản lý các đề án, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp. |
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về nông nghiệp; Viện khoa học nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, các cơ quan khuyến nông, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, các công ty, doanh nghiệp và kinh doanh sản xuất nông nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ. |
3. Bậc liên thông từ cao đẳng lên đại học chính qui
– Ngành học: Khoa học Cây trồng
– Khối thi: A; B
Chỉ tiêu: Tổng chỉ tiêu của 5 ngành trong toàn trường là 100, trong đó có ngành Khoa học cây trồng.
4. Bậc đại học vừa làm vừa học
Tổng chỉ tiêu toàn trường: 700 (Chi tiết liên hệ phòng Ðào tạo Trường ÐHNL Huế)
5. Bậc sau đại học
– Số đợt tuyển sinh: 02 đợt/ năm (vào cuối tháng 3 và tháng 8 hàng năm), theo thông báo của nhà trường.
Loại hình |
Kiến thức chuyên môn |
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp |
Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng |
Học viên nắm vững các kiến thức và kinh nghiệm về khoa học cây trồng, có trình độ cao về thực hành và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực khoa học cây trồng, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. |
Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về nông nghiệp, các doanh nghiệp và các công ty trong lĩnh vực khoa học cây trồng trong nước và ngoài nước |
Thạc sĩ chuyên ngành Bảo vệ thực vật |
Học viên nắm vững các kiến thức và kinh nghiệm về bảo vệ thực vật, có trình độ cao về thực hành và ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo. |
Các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về bảo vệ thực vật, các doanh nghiệp và các công ty trong lĩnh vực bảo vệ thực vật trong nước và ngoài nước |
Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học cây trồng |
Nghiên cứu sinh được cung cấp những kiến thức cần thiết của các chuyên ngành liên quan nhằm nâng cao kiến thức khoa học liên ngành, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tiễn về Khoa học cây trồng. |
Người nhận học vịTiến sỹ chuyên ngànhKhoa học cây trồng có thể làm việc đa lĩnh vực liên quan đến cây trồng;chuyên gia đầu ngành của các cơ quan chuyên môn từ cấp trung ương đến địa phương, các trường đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu phát triển, các tổ chức phi chính phủ. |