Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên sâu về nhân lực địa chính và quản lý đô thị để cung cấp cho các địa phương nói chung và các đô thị trong cả nước nói riêng. Theo đó, Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Quản lý đất đai.
Tên tiếng Anh: Land Management
Mã ngành: 7850103
Loại hình đào tạo:Chính quy
Thời gian đào tạo và số tín chỉ: 128
Chỉ tiêu tuyển sinh 2018:150
Khối thi: A00, D01, C04, C00
2. Giới thiệu chung về chuyên ngành
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. Quản lý đất đai hiệu quả là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo việc nâng cao hiệu quả cho việc quản lý và sử dụng đất đô thị, nông thôn theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Công việc của người làm trong lĩnh vựcquản lý đất đailà đo đạc địa chính, xây dựng các loại bản đồ, giải quyết các công tác thủ tục hành chính về đất đai. Thực tế cho thấy quản lý đất đai là công việc hấp dẫn đối với một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động trẻ hiện nay. Sức hấp dẫn của công việc quản lý đất đai đến từ việc trực tiếp tham gia quản lý thị trường nhà đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải tỏa, định giá đất… Đặc biệt là sinh viên khi ra trường có công việc và thu nhập ổn định.
Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên sâu về nhân lực địa chính và quản lý đô thị để cung cấp cho các địa phương nói chung và các đô thị trong cả nước nói riêng. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Quản lý đất đai.
Hằng năm, Nhà trường tổ chức Ngày hội việc làm ngay tại trường với quy mô rất lớn, thu hút từ 30 đến 50 doanh nghiệp tuyển dụng tham gia và cung cấp từ 1300 đến 2000 vị trí việc làm (năm 2017 có 40 doanh nghiệp tuyển dụng cung cấp 1500 vị trí việc làm). Vào dịp này, nhiều sinh viên đã lựa chọn được những việc làm rất tốt, đúng chuyên môn được đào tạo và đôi khi nhu cầu tuyển dụng vượt cả khả năng cung cấp của Nhà trường.
4. Môi trường học tập và cơ hội trao đổi, giao lưu quốc tế
5. Kiến thức và kỹ năng đạt được
+ Về kiến thức
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật về đất đai gồm xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quyđịnh của pháp luật về đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật phục vụ quản lý đất đai như khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai trong lĩnh vực quản lý đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai như quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống hành chính đối với đất đai như quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
– Áp dụng được các kiến thức chuyên môn về xây dựng và thực thi hệ thống tài chính đất đai như điều tra xây dựng giá đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
+ Về kỹ năng
– Có kỹ năng về đo đạc, xây dựng các loại bản đồ như bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên đề khác.
– Có kỹ năng xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch tổng thể các cấp, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.
– Có kỹ năng xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính, kỹ năng định giá đất, đánh giá đất, thống kê và kiểm kê đất đai.
– Có kỹ năng giải quyết các vấn đề về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.
– Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai.
– Có kỹ năng phân tích và vận dụng đúng các văn bản pháp quy và chính sách của Nhà nước về lĩnh vực đất đai như định giá đất, quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp bền vững để thực hiện hiệu quả việc quản lý và sử dụng đất cũng như thực hiện các công việc liên quan khác.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành Quản lý đất đai còn được trang bị các kỹ năng khác, như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng khởi nghiệp, tự tạo việc làm phù hợp với lĩnh vực Quản lý đất.
6. Năng lực cơ sở đào tạo
Trường ĐHNL Huế là một trong những trường thành viên đầu tiên của Đại học Huế và cũng là trường Đại học Nông Nghiệp đầu tiên được công nhận là cơ sở giáo dục đảm bảo chất lượng giáo dục. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thực hành, thực tập, Nhà trường đã ưu tiên đầu tư xây dựng các phòng thực hành, thực tập chuyên ngành đặt tại khuôn viên của trường: các loại máy toàn đạc, máy GPS hiện đại, Phòng thực hành GIS và viễn thám, Phòng thí nghiệm thực hành môi trường và biến đổi khí hậu,…
Các liên kết bài viết bên ngoài có liên quan tới ngành:
http://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/11-ly-do-nen-hoc-tap-va-thanh-nghe-tai-Truong-Dai-hoc-Nong-Lam-Dai-hoc-Hue-2086/
http://tndmt.huaf.edu.vn/index.php/vi/news/TIN-TUC/Tong-ket-chuyen-thuc-te-nghe-lop-DCQLDT-48-tai-thanh-pho-Da-Nang-2114/