Mã số: 9620301
Khóa: 2017
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Quang Linh
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Những đóng góp mới của luận án:
Luận án đã mô tả được các đặc điểm hình thái cấu tạo đặc trưng qua các giai đoạn phát triển, đặc điểm môi trường và hiện trạng phân bố của quần thể cá Chình hoa có kích cỡ từ 120 – 1137 mm (3,0 – 4.500 g) tại Thừa Thiên Huế. Bộ công cụ phân tích thành phần chính (PCA) và phân tích cụm (CA) lần đầu tiên được sử dụng để phân tích cấu trúc quần thể dựa trên các đặc điểm hình thái và môi trường phân bố của cá Chình hoa tại Thừa Thiên Huế. Những thông tin này đã cho thấy sự đa dạng cao về kiểu hình và môi trường phân bố của cá Chình hoa ở các giai đoạn phát triển và khả năng thích nghi trong quá trình tiến hóa của loài ở Thừa Thiên Huế.
Bộ mã vạch di truyền đã lần đầu tiên được xây dựng và công bố cho loài cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế thông qua việc phân lập và giải trình tự của hai phân đoạn gen COI và 16S rRNA thuộc hệ gen ty thể của 48 mẫu vật. Bộ dữ liệu được xây dựng đã cung cấp cơ sở cho việc định danh thành phần loài và phân tích đa dạng di truyền. Dữ liệu này là cơ sở quan trọng để đánh giá vai trò của quần thể cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế trong quy mô quần thể và sự tiến hóa của loài ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới. Những phân tích về đa dạng di truyền quần thể đã cho thấy sự đa dạng di truyền cao và tiến hóa ngẫu nhiên theo hướng mở rộng quy mô địa lý của quần thể. Các yếu tố môi trường sinh thái đặc trưng ở Thừa Thiên Huế có những ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự đa dạng về đặc điểm hình thái và cấu trúc di truyền quần thể của cá Chình hoa. Mối quan hệ gần gủi giữa quần thể cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế và các quần thể trong khu vực Indo – Thái Bình Dương đã cho thấy mối liên kết chặt chẽ và vai trò sinh thái quan trọng của khu vực này với sự thích nghi và phát tán chủng loài của chúng. Để xây dựng chiến lược bảo tồn loài trên phạm vi toàn cầu, Thừa Thiên Huế, Việt Nam sẽ là một khu vực cần phải được quan tâm trong thời gian tới.
Dựa trên những đánh giá về cấu trúc quần thể của cá Chình hoa tại Thừa Thiên Huế bằng các chỉ số hình thái, môi trường phân bố và phân tử đã góp phần làm sáng tỏ hơn nhiều thông tin về quá trình sinh trưởng, thích nghi, vòng đời và sự tiến hóa của loài sau khi di nhập và sinh sống tại các thủy vực nội địa ở Thừa Thiên Huế. Từ đó, đã cung cấp cơ sở giúp xác định và hình thành các chiến lược bảo tồn và phát triển loài tại địa phương.
————————————–
Thesis topic: Study on characteristics of distribution, morphology and genetic diversity of Marbled eel (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) in Thua Thien Hue
Speciality: Aquaculture
Code: 9620301
Course: 2017
Instructor: Associate Professor. Nguyen Quang Linh
Training Facility Name: Hue University of Agriculture and Forestry, Hue University
New contributions from the results of thesis:
The thesis described the morphological characteristics, environment factors and status of distribution of Marbled eel populations in size from 120 – 1137 mm (3.0 – 4,500 g) in Thua Thien Hue. Principal component analysis (PCA) and cluster analysis (CA) was first used to analyze the diversity of Marbled eel populations in Thua Thien Hue related morphological characteristics, environment factors. These information showed the phenotypic diversity and high adaptability to changing ecological conditions of the Eel at different stages of the life cycle. These information revealed a high diversity of phenotypes and distribution environments at the developmental stages of the life cycle and adaptability during evolution of Marbled eel in Thua Thien Hue.
DNA barcode markers were first performed for the Marbled eel in Thua Thien Hue based on the sequences of two gene segments COI and 16S rRNA belonging to the mitochondrial genome of 48 samples. This data set would be useful in species composition identification and genetic diversity analysis. It is an important basis to evaluate the role of the Marbled eel population in Thua Thien Hue in distribution and evolution of the species in Vietnam, in the regions and over the world. Population diversity analyzes have revealed high genetic diversity and a evolved randomly towards geographic expansion of the Marbled eel population in Thua Thien Hue. The ecological characteristics in Thua Thien Hue have strong effects on the morphological and genetic diversity of the Marbled eel population, which shows an important role in the evolution of them. The close relationship between the Marbled eel populations in Thua Thien Hue and those in the Indo-Pacific region shows the strong association and important ecological role of this area with adaptation and spread of their species. In order to develop a strategy for Marbled eel conservation on a global scale, Thua Thien Hue, Vietnam will be an area that needs to be paid attention to in the near future.
Based on the assessment of the population structure of Marbled eel in Thua Thien Hue by morphological, distribution and molecular indicators, it has contributed to clarify more information about growth, life cycle, adaptation and evolution of eel in water bodies in Thua Thien Hue. Since then, it has provided a basis for identifying and shaping local conservation and development strategies.