Một báo cáo mới đây cho biết, rừng đước lưu trữ khí CO2 nhiều hơn bất kỳ hệ sinh thái khác trên Trái Đất; sự tổn thất rừng thải ra nhiều khí nhà kính trong khí quyển Trái đất.
Các khí nhà kính làm cho khí quyển nóng lên. Giới chuyên gia phân tích khí hậu nói, các loại khí này cũng làm ảnh hưởng một phần nào đó của biến đổi khí hậu.
Rừng đước được tìm thấy dọc theo các bờ biển của các quốc gia thuộc khí hậu nhiệt đới. Nước ấm là nơi sinh tồn đối với một số loài cá và loài sinh vật biển khác. Các loài thực vật có thể phòng tránh thảm họa do bão gây ra ở những khu vực dọc bờ biển.
Theo tờ Nature Geoscience cho biết, một nhóm nghiên cứu trong Hệ thống lâm nghiệp của Hoa Kỳ đang nghiên cứu về chủng loại loài cây, các loại gỗ khô và hàm lượng các bon có trong đất trong 25 hệ sinh thái rừng đước ở Ấn Độ và Thái Bình Dương. Các khu vực này nằm trong số rừng chứa nhiều cácbon. Rừng đước lưu trữ khoảng 3 đến 4 lần lượng các bon có trong mỗi hecta rừng như rừng mưa nhiệt đới hay rừng ôn đới. Nhưng hầu hết lượng các bon bị dấu đi bởi vì chúng chỉ được tìm thấy ở trong đất và rễ cây.
Source: Internet
Khoảng ½ đến 1/3 rừng đước trên thế giới bị đốn chặt trong 50 năm qua. Nhiều rừng bị chặt để lấy gỗ hay được dùng để chế biến lâm sản. Một số khác bị mất do phát triển nguồn thủy sản. Rừng đước chỉ chiếm 1 phần trăm trong tổng diện tích rừng nhiệt đới. Do đó, các nhà làm chính sách cần quan tâm về vấn đề này hơn.
Rừng đước được cho là ứng viên ưu tú trong thị trường cácbon nhằm khuyến khích quản lý rừng bền vững. Các nhà hoạt động xã hội lại cho rằng, thị trường cácbon có thể là sức mạnh để bảo vệ môi trường. Trên thị trường, công nghiệp có quyền sản xuất khí CO2. Theo bà Emily Pidgeon thuộc Tập đoàn bảo tồn quốc tế cho biết, giá trị rừng đước thường không rõ ràng để thu hút những nhà làm chính sách. Tại các nước đang phát triển, cách để giải cứu rừng đước là xem chúng như những nguồn cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ có thể bao gồm bảo vệ nguồn thủy sản. Tuy nhiên, các nhóm nghiên cứu khác đang cân nhắc làm thế nào để bảo vệ rừng đước từ phía các buôn lái. Họ thúc đẩy thị trường phương Tây và các buôn gia khác chỉ mua những loại hải sản mà ít gây ảnh hưởng đến tổn thất đước.