1. Vacxin sản xuất từ cây thuốc lá
Tại hội nghị thường niên lần thứ 28 của Hiệp hội hoá học Mỹ tổ chức đầu tháng 8 người ta đã công bố một nghiên cứu, cho ra đời một loại vacxin mới đi từ cây thuốc lá, có khả năng kháng lại nhiều loại bệnh nan y do virus gây ra như cúm lợn, cúm gia cầm và nhiều loại bệnh lây lan nan y khác.
Công nghệ sản xuất vacxin nói trên rất đặc biệt, sử dụng virus cây thuốc lá đã chuyển đổi gen. Cụ thể hơn là chuyển đổi virus của cây thuốc lá để nó có thể sản xuất các hạt nano giống như virus. Các hạt các hạt nano này (nanoparticles) có đường kính 25 nanometers, giống như của virus nhưng lại chỉ có protein bề mặt ngoài – một phần của virus mà hệ thống miễn dịch của con người dễ nhận biết. Các hạt nano nói trên lại không có chứa các vật liệu gây viêm nhiễm như của virus nguyên thuỷ nhưng lại có khả năng kích hoạt quá trình hưởng ứng miễn dịch của cơ thể, tấn công lại quá trình gây viêm nhiễm.
Vacxin đi từ cây trồng có nhiều ưu điểm, vừa có tính kinh tế về chi phí sản xuất lại có nhiều lợi thế về môi trường, không phải xây dựng nhà máy với các thiết bị đắt tiền, nhất là các thiết bị bằng thép không rỉ, hoặc các quá trình tốn kém như các công nghệ sản xuất vacxin truyền thống.
2. Ra đời thuốc trừ sâu thân thiện
Các nhà khoa học Canađa vừa sản xuất thành công một loại thuốc diệt côn trùng mang tính môi trường thân thiện, được sản xuất từ các loại dược thảo như cây hương thảo, húng tây, bạc hà và đinh hương.
Sản phẩm có tên là thuốc trừ sâu dầu thơm hay dầu thơm diệt sâu bọ, không gây ô nhiễm môi trường và cuộc sống của con người, nhất là khi dùng trong các môi trường kín. Đây là loại thuốc không làm cho côn trùng kháng thuốc, không gây độc hại cho con người khi tiếp xúc.
3. Nếu không nâng cấp hệ thống tưới tiêu, châu Á sẽ thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2050
Đó là cảnh báo của Viện quản lý nước Quốc tế (IWMI) vừa đưa ra nhân diễn ra hội nghị chuyên đề về an ninh lương thực. Nó được dựa trên một nghiên cứu dài kỳ do IWMI và FAO (Tổ chức Nông-lương thế giới) phối hợp thực hiện. Theo đó, trong vòng 40 năm nữa dân số khu vực này sẽ tăng ít nhất khoảng nửa tỷ người và nếu không cung cấp đủ lương thực thì nguy cơ đói là điều khó tránh.
Để khắc phục tình trạng trên châu Á cần phải tính đến ba giải pháp tình tế, một là phải nhập khẩu lương thực, hai là phải cải tạo và mở rộng diện tích canh tác tưới tiêu tự nhiên và ba là phải nâng cấp hệ thống tưới tiêu, nói cách khác là trọng tâm đến diện tích canh tác tưới tiêu truyền thống. Theo dự báo của IWMI thì nhu cầu về nước ở Nam Á tăng 57% và Đông Á tăng 70%.
4. Cây trồng hấp thụ CO2 cao gấp 1.000 lần so với các loại cây thông thường
Đó là loại cây Baobab có nhiều ở Châu Phi, Australia và Madagascar, có tuổi thọ tới hàng nghìn năm nhưng lại không hề có thớ gỗ để tính tuổi như các loại cây khác. Ngoài ra Baobab còn là loại cây rất khó trồng, chỉ ưa một số vùng đất nhất định, đặc biệt là vùng đá vôi. Baobab có khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) cao gấp 1.000 lần so với các loại cây trồng khác và được xem là giải pháp rất tốt để ngăn ngừa nguy cơ biến đổi khí hậu.
Nguyên lý hấp thụ CO2 của Baobab là sử dụng các lá của nó để gom CO2 và cất giữ trong các ngăn, sau đó CO2 được nén trong dịch lỏng. Quá trình hấp thụ CO2 của Baobab lại không cần đến ánh nắng trực tiếp của mặt trời, có nghĩa là cây trồng đã gom CO2 vào trong các vị trí kín sau đó vận chuyển sang vị trí mới mà không cần đến các điều kiện xung quanh.
Trung bình mỗi ngày một cây Baobab có thể hấp thụ được 1.000 kg CO2 và nhả ra chỉ có 200 kg và mỗi năm gom được khoảng 90.000 tấn CO2. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu và tính đến chuyện lai tạo giống cây nói trên để trồng đại trà nhằm giảm nguy cơ gây hiệu ứng khí nhà kính.