KHOA: CƠ BẢN
NGÀNH: SINH HỌC ỨNG DỤNG
Mã ngành: 7420203 | Chỉ tiêu tuyển sinh:50 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Loại hình đào tạo: Chính quy, tập trung | Thời gian đào tạo: 4 năm (128 tín chỉ) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Liên hệ ĐT: 02343 537 395; Hotline 1: 0987 960 907; Hotline 2: 0906 555 700 Website: tuyensinh.huaf.edu.vn/; http://cb.huaf.edu.vn Facebook: Trường Đại học Nông Lâm; |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngành Sinh học ứng dụng thiên về việc ứng dụng các công nghệ vào trong việc nghiên cứu các vấn đề sinh học. Đào tạo những kỹ sư có kiến thức về sinh học cơ bản, sinh lý học động thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, vi sinh học tế bào, sinh học phân tử, hóa học và sinh hóa… để đáp ứng cho các lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tốt nghiệp ngành Sinh học ứng dụng, sinh viên có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Làm việc trong các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; các phòng thí nghiệm phân tích chuyên sâu về lĩnh vực sinh học ứng dụng, dược…; Khởi nghiệp tại các công ty về Sinh học ứng dụng để sản xuất các bộ kit chẩn đoán bệnh, sản xuất ra các thuốc sinh học; Có khả năng làm việc trong các công ty sản xuất giống cây trồng, dịch vụ khoa học nông nghiệp; Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; Chuyên viên Sinh học ứng dụng tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, Sinh học ứng dụng (thực vật, động vật); Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện và trung tâm y khoa; Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học ứng dụng của các ngành hoặc địa phương (bộ, sở, phòng,…); Có thể nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, Trường có liên quan đến lĩnh vực sinh học ứng dụng, sinh hóa học, sinh học phân tử; Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng học tập nâng cao lên trình độ cao hơn. Như vậy, cơ hội việc làm của kỹ sư ngành Sinh học ứng dụng rất lớn.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KIẾN THỨC – KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
– Xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất các loại sản phẩm sinh học phục vụ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng nông nghiệp an toàn, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; – Ứng dụng linh hoạt các tiến bộ công nghệ cao và các biện pháp kỹ thuật mới trong sản xuất; – Chọn tạo, tuyển chọn các giống vi sinh vật, cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với các điều kiện sinh thái; – Xây dựng kế hoạch, tổ chức nghiên cứu, sản xuất có tính chiến lược và hiệu quả trong sản xuất các sản phẩm sinh học ở quy mô sản xuất hàng hóa; – Phân tích đánh giá thị trường, hoạch toán hiệu quả kinh tế, tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm sinh học ứng dụng trong sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản; – Nắm vững và vận dụng các kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường của của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực Sinh học ứng dụng. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tốt nghiệp ngành Sinh học ứng dụng, sinh viên có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: – Làm việc trong các công ty Công nghệ sinh học; cây trồng; chăn nuôi thú y; thủy sản; – Làm việc trong các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; các phòng thí nghiệm phân tích chuyên sâu về lĩnh vực sinh học ứng dụng …; – Khởi nghiệp tại các công ty về Sinh học ứng dụng để sản xuất các bộ kit chẩn đoán bệnh, sản xuất ra các thuốc sinh học; – Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm; – Chuyên viên Sinh học ứng dụng tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, Sinh học ứng dụng (thực vật, động vật); – Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học ứng dụng của các ngành hoặc địa phương (bộ, sở, phòng,…); – Nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện, Trường có liên quan đến lĩnh vực sinh học ứng dụng, sinh hóa học, sinh học phân tử; – Tiếp tục các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế;… Danh sách tên các cơ quan, công ty, doanh nghiệp và tổ chức được điều tra về nhu cầu nhân lực ngành Sinh học Ứng dụng.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
THÔNG TIN KHÁC 1. Phóng sự: Đào tạo nhân lực cho lĩnh vực Nông Nghiệp: “Cung chưa đủ cầu” 2. Cẩm nang định hướng nghề nghiệp 3. Thông tin tuyển dụng các ngành 4. Sức hút và cơ hội việc làm của các ngành “Nông – Lâm – Ngư nghiệp” tại miền Trung, Tây Nguyên và cả nước 5. Nghịch lý khối ngành nông – lâm – ngư: Việc nhiều, người học ít 6. Doanh nghiệp tuyển dụng ngay trong hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp |